Phát hiện nhiều dấu tích quý tại khu vực Chính điện Kính Thiên thuộc Hoàng thành Thăng Long

Phát hiện nhiều dấu tích quý tại khu vực Chính điện Kính Thiên thuộc Hoàng thành Thăng Long
Hội thảo có sự tham gia của đại diện nhiều cơ quan Trung ương, Tp Hà Nội và các nhà khoa học. Ảnh: Thanh Tùng-TTXVN
Hội thảo có sự tham gia của đại diện nhiều cơ quan Trung ương, Tp Hà Nội và các nhà khoa học. Ảnh: Thanh Tùng-TTXVN

Qua hội thảo, các nhà khoa học cũng đề cập nhiều đến vấn đề cần lắp ghép bản đồ địa tầng khu vực khảo cổ, cần có nghiên cứu sâu hơn để có những cơ sở nhằm tiến gần hơn đến việc hoàn trả không gian điện Kính Thiên. 

Phát hiện dấu tích có dải nền hoa chanh lớn nhất 

Khu vực Chính điện Kính Thiên được khai quật thăm dò năm 2017, sau một thời gian khai quật, các nhà khoa học đã phát hiện địa tầng và tầng văn hóa đủ các lớp từ thời Đại La qua thời Đinh – Tiền Lê, Lý, Trần, Lê Sơ, Lê Trung hưng và Nguyễn. 
 
Các nhà khoa học nghiên cứu di vật được phát hiện qua đợt khai quật. Ảnh: Đinh Thuận - TTXVN
Các nhà khoa học nghiên cứu di vật được phát hiện qua đợt khai quật.
Ảnh: Đinh Thuận - TTXVN

Về di tích, các nhà khảo cổ học xác định được 3 dấu tích kiến trúc thời Lý, 3 dấu tích kiến trúc thời Trần, một số dấu tích kiến trúc thời Lê Sơ, thời Lê Trung hưng và thời Nguyễn. Các đặc điểm cơ bản của vật liệu, loại hình các dấu tích còn lại như móng cột, móng tường, nền kiến trúc, bó nền… tương tự như các di tích cùng thời ở các vị trí đã khai quật khác. Tuy nhiên, đối với dấu tích kiến trúc thời Trần, dấu tích còn lại là dải nền hoa chanh được cho là đáng lưu ý nhất. Dải nền hoa chanh này có kích thước rất lớn, phần còn lại dài 1,15m (cả phần bó có thể rộng 1,5m). Đây là dải nền hoa chanh lớn nhất (trừ kiểu hoa chanh dạng vòm cuốn thời Trần ở 18 Hoàng Diệu) trong hầu hết các dải nền hoa chanh ở các vị trí khác ở Thăng Long và các di tích khác của Đại Việt thời Trần. Đáng chú ý nữa là vật liệu xây dựng đường hoa chanh này là ngói phẳng, dẹt được xếp đặt rất công phu, quy chỉnh. Đặc điểm này cho thấy đây là dấu tích của kiến trúc sớm thuộc thời Trần (thế kỷ 13) và đây là một kiến trúc thời Trần chiếm vị trí quan trọng trong Hoàng cung Thăng Long thời Trần. 

Đối với kiến trúc thời Lê trung hưng, các nhà khảo cổ học đã tìm thấy móng tường xếp bằng gạch vồ rất kiên cố. Có ý kiến dự đoán đây có thể là một dấu tích móng cổng trong cấm thành Thăng Long thời Lê Trung hưng và hiện di tích này đang được tìm hiểu thêm tính chất và quy mô. Thời Lê trung hưng còn có dấu tích móng đá, gạch đang được dự đoán có thể là một loại hình ao hoặc hồ trong Hoàng Cung. Dấu tích này cũng đang được tìm hiểu tính chất và niên đại. 
 
Các di vật được phát hiện qua khai quật thăm dò khu vực Chính điện Kính Thiên. Ảnh: Đinh Thuận - TTXVN
Các di vật được phát hiện qua khai quật thăm dò khu vực Chính điện Kính Thiên. Ảnh: Đinh Thuận - TTXVN

Về di vật, cụ thể là gạch, ngói, các nhà khảo cổ đã tìm thấy nhiều mảnh ngói thời Lê sơ tráng men xanh, men vàng cùng với các mảnh ngói trang trí rồng đi kèm. Về số lượng, có lẽ đây là hố đào có số lượng nhiều nhất loại hình di vật này với đặc điểm là nhiều viên ngói kết nối với nhau tạo thành một con rồng. Có ý kiến gợi ý đây có thể là loại ngói sử dụng để lợp chính điện Kính Thiên. 

Hố đào này cũng tìm thấy khá nhiều mảnh gốm men thời Lê Sơ, Mạc và Lê Trung hưng. Có khá nhiều mảnh gốm sứ có trang trí hình rồng thuộc thời Lê Sơ và thời Mạc. Đây là loại tư liệu rất tốt để nghiên cứu tính chất và đời sống Hoàng Cung Thăng Long thời Lê. 

Như vậy, cuộc khai quật năm 2017 đã đóng góp thêm nhiều tư liệu mới góp phần tìm hiểu kiến trúc Thăng Long qua các thời kỳ lịch sử tại khu vực Đông Bắc chính điện Kính Thiên và góp thêm tư liệu mới để phục vụ cho dự án nghiên cứu, khôi phục Chính điện Kính Thiên. 

Cần lắp ghép bản đồ địa tầng khu vực khảo cổ 

Công tác khai quật khảo cổ thăm dò Hoàng thành Thăng Long thực hiện từ năm 2002, đến nay đã 16 năm và thời gian được đánh giá chưa phải là dài cho một di sản chứa nhiều giá trị quý trong lòng đất kéo dài tới 13 thế kỷ. Bởi hiện nay, những tư liệu còn lại cho phép hình dung và phục dựng lại các di tích trong Hoàng thành Thăng Long không nhiều và các nhà khoa học đang phải thực hiện những bước đi thận trọng, khoa học, vững chắc. 
Các nhà khoa học nghiên cứu thực tế tại khu vực khảo cổ học Chính điện Kính Thiên. Ảnh: Đinh Thuận - TTXVN Khu vực tiến hành khai quật thăm dò nằm ở phía Đông nền điện Kính Thiên (giáp với đường Nguyễn Tri Phương) có tổng diện tích gần 1000m2, xuất lộ tầng văn hóa dày gần 4,5m với các lớp văn hóa có niên đại khoảng từ thời Đại La, qua các thời Lý, Trần, Lê, Nguyễn đến thời hiện đại. Ảnh: Thanh Tùng-TTXVN Nhiều di vật như: đồ đất nung, đồ gốm, đồ gỗ, đồ kim loại, đặc sắc nhất là nhóm gạch ngói và vật liệu trang trí lợp mái cung điện tráng men vàng (hoàng lưu ly) và men xanh (thanh lưu ly) thuộc thời Lê sơ cho phép hình dung rõ thêm loại “Ngói rồng” lợp cung điện khu vực chính điện Kính Thiên của Hoàng đế Lê sơ. Ảnh: Thanh Tùng-TTXVN Nhiều di vật như: đồ đất nung, đồ gốm, đồ gỗ, đồ kim loại... được khai quật. Ảnh: Thanh Tùng-TTXVN
Các nhà khoa học nghiên cứu thực tế tại khu vực khảo cổ học Chính điện Kính Thiên. Ảnh: Đinh Thuận - TTXVN
 
Các nhà khoa học nghiên cứu thực tế tại khu vực khảo cổ học Chính điện Kính Thiên. Ảnh: Đinh Thuận - TTXVN Khu vực tiến hành khai quật thăm dò nằm ở phía Đông nền điện Kính Thiên (giáp với đường Nguyễn Tri Phương) có tổng diện tích gần 1000m2, xuất lộ tầng văn hóa dày gần 4,5m với các lớp văn hóa có niên đại khoảng từ thời Đại La, qua các thời Lý, Trần, Lê, Nguyễn đến thời hiện đại. Ảnh: Thanh Tùng-TTXVN Nhiều di vật như: đồ đất nung, đồ gốm, đồ gỗ, đồ kim loại, đặc sắc nhất là nhóm gạch ngói và vật liệu trang trí lợp mái cung điện tráng men vàng (hoàng lưu ly) và men xanh (thanh lưu ly) thuộc thời Lê sơ cho phép hình dung rõ thêm loại “Ngói rồng” lợp cung điện khu vực chính điện Kính Thiên của Hoàng đế Lê sơ. Ảnh: Thanh Tùng-TTXVN Nhiều di vật như: đồ đất nung, đồ gốm, đồ gỗ, đồ kim loại... được khai quật. Ảnh: Thanh Tùng-TTXVN
 Khu vực tiến hành khai quật thăm dò nằm ở phía Đông nền điện Kính Thiên (giáp với đường Nguyễn Tri Phương) có tổng diện tích gần 1000m2, xuất lộ tầng văn hóa dày gần 4,5m với các lớp văn hóa có niên đại khoảng từ thời Đại La, qua các thời Lý, Trần, Lê, Nguyễn đến thời hiện đại. Ảnh: Thanh Tùng-TTXVN
 
Các nhà khoa học nghiên cứu thực tế tại khu vực khảo cổ học Chính điện Kính Thiên. Ảnh: Đinh Thuận - TTXVN Khu vực tiến hành khai quật thăm dò nằm ở phía Đông nền điện Kính Thiên (giáp với đường Nguyễn Tri Phương) có tổng diện tích gần 1000m2, xuất lộ tầng văn hóa dày gần 4,5m với các lớp văn hóa có niên đại khoảng từ thời Đại La, qua các thời Lý, Trần, Lê, Nguyễn đến thời hiện đại. Ảnh: Thanh Tùng-TTXVN Nhiều di vật như: đồ đất nung, đồ gốm, đồ gỗ, đồ kim loại, đặc sắc nhất là nhóm gạch ngói và vật liệu trang trí lợp mái cung điện tráng men vàng (hoàng lưu ly) và men xanh (thanh lưu ly) thuộc thời Lê sơ cho phép hình dung rõ thêm loại “Ngói rồng” lợp cung điện khu vực chính điện Kính Thiên của Hoàng đế Lê sơ. Ảnh: Thanh Tùng-TTXVN Nhiều di vật như: đồ đất nung, đồ gốm, đồ gỗ, đồ kim loại... được khai quật. Ảnh: Thanh Tùng-TTXVN
Nhiều di vật như: đồ đất nung, đồ gốm, đồ gỗ, đồ kim loại, đặc sắc nhất là nhóm gạch ngói và vật liệu trang trí lợp mái cung điện tráng men vàng (hoàng lưu ly) và men xanh (thanh lưu ly) thuộc thời Lê sơ cho phép hình dung rõ thêm loại “Ngói rồng” lợp cung điện khu vực chính điện Kính Thiên của Hoàng đế Lê sơ. Ảnh: Thanh Tùng-TTXVN
 
Các nhà khoa học nghiên cứu thực tế tại khu vực khảo cổ học Chính điện Kính Thiên. Ảnh: Đinh Thuận - TTXVN Khu vực tiến hành khai quật thăm dò nằm ở phía Đông nền điện Kính Thiên (giáp với đường Nguyễn Tri Phương) có tổng diện tích gần 1000m2, xuất lộ tầng văn hóa dày gần 4,5m với các lớp văn hóa có niên đại khoảng từ thời Đại La, qua các thời Lý, Trần, Lê, Nguyễn đến thời hiện đại. Ảnh: Thanh Tùng-TTXVN Nhiều di vật như: đồ đất nung, đồ gốm, đồ gỗ, đồ kim loại, đặc sắc nhất là nhóm gạch ngói và vật liệu trang trí lợp mái cung điện tráng men vàng (hoàng lưu ly) và men xanh (thanh lưu ly) thuộc thời Lê sơ cho phép hình dung rõ thêm loại “Ngói rồng” lợp cung điện khu vực chính điện Kính Thiên của Hoàng đế Lê sơ. Ảnh: Thanh Tùng-TTXVN Nhiều di vật như: đồ đất nung, đồ gốm, đồ gỗ, đồ kim loại... được khai quật. Ảnh: Thanh Tùng-TTXVN
Nhiều di vật như: đồ đất nung, đồ gốm, đồ gỗ, đồ kim loại... được khai quật. Ảnh: Thanh Tùng-TTXVN

Tuy vậy, trong rất nhiều đợt khảo cổ thăm dò thực hiện những năm qua, các nhà khoa học cũng đề xuất cần phải lắp ghép lại để có được những cái nhìn sơ bộ ban đầu về di sản này, cụ thể là một bản đồ địa tầng khu vực khảo cổ. Mỗi đợt khảo cổ tiếp theo sẽ lấp dần vào bản đồ đó để hoàn thiện dần các dữ liệu nghiên cứu về di  sản. Ông Nguyễn Thế Hùng, Cục trưởng Cục Di sản Văn hóa cho rằng: Việc xây dựng bản đồ địa tầng để nắm được các lớp văn hóa từ thời Đại La, Đinh, Tiền Lê, Lý, Trần, Lê Sơ, Lê trung hưng và Nguyễn ra sao? chỗ nào giữ nguyên cao độ? nơi nào xáo trộn? để mỗi năm bản đồ đó được lấp dần các phát hiện và phải đảm bảo được đặt trong tổng thể chung, không nên tách rời ra từng đợt khai quật khác nhau. 

Cũng theo các nhà khoa học, bên cạnh việc tiến hành khảo cổ cần có những nghiên cứu cụ thể về các di tích, di vật, địa tầng và tầng văn hóa. Những phát hiện có điểm chung thì công bố để công chúng nắm được, còn những phát hiện chưa rõ ràng sẽ tiếp tục nghiên cứu. Bởi hiện nay, dù khai quật nhiều nhưng các cơ quan liên quan chưa có nhiều nghiên cứu để ra được lời giải đáp chắc chắn mà nhiều phát hiện mới đặt trong giả thiết ban đầu. Trong quá trình nghiên cứu cần có sự phối hợp của các ngành khoa học liên quan. 

Theo Giáo sư, Nhà giáo nhân dân Phan Huy Lê, Chủ tịch danh dự Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, việc khảo cổ nên đi từng bước một thật chắc chắn; khi đủ tư liệu cần tập trung phục dựng không gian điện Kính Thiên trước, sau đó mới tới Chính điện Kính Thiên. Bên cạnh đó cần có sơ kết về công tác khảo cổ học tại khu vực trung tâm Hoàng thành Thăng Long để có thể hình dung về kiến trúc ban đầu, sau đó tiếp tục khai quật để nghiên cứu sâu hơn. 

Việc nghiên cứu về di sản Hoàng thành Thăng Long và tiến dần tới việc phục dựng các di tích trong khu vực này sẽ còn lâu dài và nhiều khó khăn. Tuy vậy, chúng ta vẫn kỳ vọng đến một thời điểm nhất định, di sản thế giới này sẽ có diện mạo mới với những công trình kiến trúc độc đáo mang dấu ấn triều đại lịch sử của nước Đại Việt xưa.
Đinh Thuận 
TTXVN

Có thể bạn quan tâm