Phát hiện ký sinh trùng trong hóa thạch 512 triệu năm

Theo một nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí Nature Communications, một nhóm các nhà khoa học quốc tế đã phát hiện bằng chứng về mối quan hệ giữa ký sinh trùng và vật chủ khi nghiên cứu cụm hóa thạch 512 triệu năm tuổi của loài động vật tay cuộn (brachiopod) được tìm thấy tại tỉnh Vân Nam (Yunnan), Trung Quốc. 

Các nhà khoa học đã phát hiện một số sinh vật hình ống sống ký sinh bên ngoài vỏ của loài động vật tay cuộn. Vị trí của các sinh vật này khá gần với miệng của loài động vật tay cuộn và do đó họ cho rằng các sinh vật này thường "lấy trộm" thức ăn của động vật tay cuộn mỗi khi loài vật này "dùng bữa". 

Các nhà khoa học cũng tìm thấy những bằng chứng cho thấy các động vật tay cuộn được ký sinh trùng chọn làm nơi trú ẩn có kích thước bé hơn nhiều so với những động vật cùng loài không bị ký sinh trùng đeo bám. 

Hệ thống các vật chủ của ký sinh trùng rộng khắp trong thế giới tự nhiên, song lại rất khó xác định trong các nghiên cứu về hóa thạch. Giới khoa học tin rằng đây là bằng chứng lâu đời nhất từng được biết đến về mối quan hệ giữa ký sinh trùng và vật chủ được tìm thấy trong hóa thạch. 

Phát hiện trên chỉ ra rằng hệ thống động vật chủ có ký sinh trùng đã xuất hiện từ đầu kỷ Cambri (kỷ đầu tiên thuộc giai đoạn đại Cổ sinh), và nhiều khả năng điều này đã đóng vai trò chủ chốt trong việc thúc đẩy quá trình tiến hóa và biến đổi hệ sinh thái liên quan bức xạ trong thời kỳ kỷ Cambri.

 Thanh Phương

Tin liên quan

Hóa thạch gạo đen 900 năm tuổi tại Campuchia

Kết quả nghiên cứu hóa thạch gạo đen được tìm thấy cuối năm 2019 dưới tầng hầm của khu đền Preah Ko (Prẹ-cô) huyện Thala Barivat (Thơ-la Bo-ri-vot), tỉnh Stung Treng (Sơ-tưng Tơ-reng) cho thấy người Campuchia đã trồng lúa từ đầu thời kỳ đồ đá mới khoảng 12.000 năm trước và kết thúc hoạt động canh tác này khi xuất hiện các nền văn minh khoảng 3.500 năm trước Công nguyên.


Phát hiện hóa thạch rùa khổng lồ thời tiền sử tại Nam Mỹ

Ngày 13/2, nhà chức trách Colombia cho biết một nhóm chuyên gia nghiên cứu Thụy Sĩ vừa phát hiện hóa thạch của một con rùa khổng lồ nặng hơn 1 tấn, có sừng, sống cách đây từ 7-13 triệu năm trước tại hồ và sông nước ngọt ở khu vực Nam Mỹ.


Brazil phát hiện hóa thạch khủng long cổ dài lâu đời nhất thế giới

Theo phóng viên TTXVN tại Nam Mỹ, ngày 22/11, các nhà cổ sinh vật học Brazil cho biết sau khi phân tích hóa thạch 3 bộ xương được tìm thấy tại miền Nam Brazil, họ vừa phát hiện đây là những mẫu vật thuộc về một loài khủng long cổ dài nhóm Sauropoda (khủng long hông thằn lằn) lâu đời nhất được biết tới cho đến nay.



Đề xuất