Phân bổ vốn ngân sách thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào thiểu số và miền núi

Ngày 1/7, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang ký Quyết định số 18/2023/QĐ-TTg sửa đổi, bổ sung và bãi bỏ một số điều của Quyết định số 39/2021/QĐ-TTg ngày 30/12/2021.

Phan bo von ngan sach thuc hien Chuong trinh muc tieu quoc gia phat trien kinh te - xa hoi vung dong bao thieu so va mien nui hinh anh 1Công trình cải tạo, nâng cấp hồ thủy lợi thôn Đồng Min, xã Bình Yên (Tuyên Quang) trị giá đầu tư gần 2,8 tỷ đồng. Ảnh: TTXVN phát


Quyết định số 18/2023/QĐ-TTg sửa đổi, bổ sung và bãi bỏ một số điều của Quyết định số 39/2021/QĐ-TTg quy định nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách trung ương và tỷ lệ vốn đối ứng của ngân sách địa phương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025 (Chương trình).

Cụ thể, Quyết định số 18/2023/QĐ-TTg sửa đổi, bổ sung quy định tỷ lệ vốn đối ứng của ngân sách địa phương thực hiện Chương trình. Theo quy định mới, các địa phương bố trí đủ vốn ngân sách địa phương giai đoạn 2021-2025 để thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ đã được cấp thẩm quyền phê duyệt.

Địa phương được hỗ trợ vốn từ ngân sách trung ương thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia chịu trách nhiệm bố trí vốn ngân sách địa phương giai đoạn 5 năm, cân đối vốn ngân sách địa phương hằng năm không thấp hơn mức vốn đối ứng thực hiện Chương trình tại địa phương theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 6 Quyết định số 39/2021/QĐ-TTg.

Về việc phân bổ vốn ngân sách trung ương thực hiện Tiểu dự án 2: Hỗ trợ phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị, vùng trồng dược liệu quý, thúc đẩy khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp và thu hút đầu tư vùng đồng bào đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, Quyết định số 18/2023/QĐ-TTg bãi bỏ quy định "phân bổ cho Ủy ban Dân tộc không quá 17% tổng số vốn của tiểu dự án".

Đồng thời, Quyết định số 18/2023/QĐ-TTg cũng sửa đổi, bổ sung quy định về phân bổ vốn ngân sách trung ương cho Tiểu dự án 2: Đầu tư cơ sở vật chất các đơn vị sự nghiệp công lập của lĩnh vực công tác dân tộc như sau:

Về phân bổ vốn đầu tư, Ủy ban Dân tộc thực hiện đầu tư các trường: Phổ thông Vùng cao Việt Bắc, Dự bị Đại học Dân tộc Trung ương, Dự bị Đại học Dân tộc Sầm Sơn, Dự bị Đại học Dân tộc Nha Trang, Dự bị Đại học Thành phố Hồ Chí Minh: Kinh phí phân bổ không quá 43% tổng số vốn tiểu dự án.

Bộ Giáo dục và Đào tạo thực hiện đầu tư các Trường Đại học Tây Bắc, Đại học Tây Nguyên, Hữu Nghị T78, Hữu Nghị 80: Kinh phí phân bổ không quá 49% tổng số vốn tiểu dự án.

Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang thực hiện đầu tư Trường Đại học Tân Trào: Kinh phí phân bổ không quá 9% tổng số vốn tiểu dự án.

Quyết định số 18/2023/QĐ-TTg cũng sửa đổi, bổ sung về phân bổ vốn sự nghiệp đối với đào tạo dự bị đại học, đại học, sau đại học của Tiểu dự án 2: Bồi dưỡng kiến thức dân tộc; đào tạo dự bị đại học, đại học và sau đại học đáp ứng nhu cầu nhân lực cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Theo quy định mới đối với đào tạo dự bị đại học, phân bổ cho Ủy ban Dân tộc không quá 20% số vốn nội dung 2 của tiểu dự án.

Trần Đình Phương

Tin liên quan

Sơ kết 3 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Ngày 30/6, tại thành phố Nha Trang (tỉnh Khánh Hòa), Ủy ban Dân tộc tổ chức Hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi từ năm 2021 đến năm 2023; đề ra nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm giai đoạn 2023 - 2025.


Tuần lễ Làm mẹ an toàn 2023: Hướng đến đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Thông tin từ Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em, Bộ Y tế cho biết, Tuần lễ Làm mẹ an toàn năm 2023 từ ngày 1-7/10 với chủ đề "Làm mẹ an toàn - Sức khỏe cho mẹ, tương lai cho bé" sẽ triển khai tại 51 tỉnh thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030.


Huyện miền núi Trà Bồng phát triển rừng bền vững

Huyện miền núi Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi xem kinh tế lâm nghiệp là hướng đi mũi nhọn trong phát triển kinh tế. Do đó, huyện tập trung vận động người dân trồng cây gỗ lớn, trồng rừng đáp ứng tiêu chuẩn FSC (chứng nhận do Hội đồng quản lý rừng quốc tế công nhận cho các khu rừng đáp ứng các tiêu chuẩn về môi trường, kinh tế và xã hội), từng bước hình thành chuỗi liên kết từ trồng, chế biến và tiêu thụ lâm sản, hướng đến mục tiêu cuối cùng là nâng cao thu nhập cho người dân, giảm nghèo bền vững.


Đã giải ngân 5.700 tỷ đồng cho 19 địa phương vùng dân tộc, miền núi phía bắc

Ngày 26/6, tại Tuyên Quang, Ủy ban Dân tộc phối hợp với UBND tỉnh Tuyên Quang tổ chức Hội nghị sơ kết 3 năm triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi từ năm 2021- 2023, nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm giai đoạn 2023-2025.



Đề xuất