Ông Phạm Văn Xây góp phần thay đổi nếp nghĩ, cách làm kinh tế trong đồng bào dân tộc thiểu số ở Kbang

Ông Phạm Văn Xây, 64 tuổi, Phó Chủ tịch Hội Cựu chiến binh xã Đăk Rong, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai là một trong những gương điển hình phát triển kinh tế từ mô hình vườn - ao - chuồng (VAC) tại địa phương. Ông đang giúp rất nhiều người dân trong xã phát triển kinh tế bằng nhiều hình thức như hỗ trợ cây, con giống, phân bón...

Ong Pham Van Xay gop phan thay doi nep nghi, cach lam kinh te trong dong bao dan toc thieu so o Kbang hinh anh 1Ông Phạm Văn Xây, cựu chiến binh gương mẫu, đi đầu trong các phong trào phát triển kinh tế tại huyện Kbang, Gia Lai. Ảnh: Hồng Điệp - TTXVN

Mô hình VAC được ông Xây thực hiện với ý tưởng liên kết hỗ trợ tạo vòng khép kín trong sản xuất. Hiện gia đình ông có 4.000 m2 ao hồ, vừa để lấy nước tưới cho 10 ha cây cà phê xen canh mắc ca của gia đình và các hộ lân cận, vừa phục vụ chăn nuôi, thả cá. Gia đình ông còn nuôi bò, 50 con lợn, khoảng 200 - 300 con ngan, gà, vịt trên diện tích chuồng trại gần 100 m2. Đây cũng là nguồn phân bón để chăm sóc các loại cây trong vườn rẫy.

Thành công từ mô hình VAC là do ông Xây không ngừng học hỏi nâng cao kiến thức và triệt để áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng vật nuôi. Ông đã tự mình cắt, ghép, cải tạo 8 ha cà phê già cỗi thành vườn cà phê xanh tốt, cho năng suất từ 8-10 tấn nhân/ha. Ông trồng xen canh 800 cây mắc ca trong vườn cà phê, hiện mắc ca đã bước vào thu hoạch, trồng 1.000 trụ tiêu cho năng suất 4 - 5kg nhân khô/trụ. Ông còn xây dựng vườn ươm, ươm các loại cây ăn trái để cung cấp cho nhân dân quanh vùng. Với mô hình trang trại VAC khép kín, sau khi trừ chi phí, năm 2020 gia đình ông thu gần 1 tỷ đồng.

Ong Pham Van Xay gop phan thay doi nep nghi, cach lam kinh te trong dong bao dan toc thieu so o Kbang hinh anh 2Nhờ việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, nên mô hình VAC của ông luôn đạt năng suất cao. Ảnh: Hồng Điệp - TTXVN

Là Phó Chủ tịch Hội Cựu chiến binh xã, ông Xây thường xuyên vận động hội viên thực hiện tốt các cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong đồng bào dân tộc thiểu số để từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững”,“Xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh". Giai đoạn 2016-2021, ông Xây đã giúp gần 20 hộ gia đình 800 bao phân chuồng, 500 cây cà phê và 100 con gà giống cùng cùng nhiều giống cây cà phê, cây ăn trái các loại. Mô hình VAC của gia đình ông giải quyết việc làm thường xuyên cho 4 hội viên Hội cựu chiến binh xã Đăk Rong và khoảng 50 nhân công thời vụ thu hái cà phê, mắc ca vào mùa thu hoạch.

Ong Pham Van Xay gop phan thay doi nep nghi, cach lam kinh te trong dong bao dan toc thieu so o Kbang hinh anh 3 Nhiều đoàn cựu chiến binh trong vùng đến thăm quan, học hỏi mô hình VAC của ông Xây. Ảnh: Hồng Điệp - TTXVN

Phát huy phẩm chất bộ đội Cụ Hồ, luôn muốn hỗ trợ, giúp đỡ người khó khăn, đầu năm 2021 gia đình ông Xây đã chủ động kết nghĩa với một số hộ gia đình nghèo tại làng Kon Lanh để hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc cây trồng, vật nuôi. Ông Xây đã chủ động trình bày với chính quyền địa phương việc xây dựng mô hình kết nghĩa hộ gia đình để nhân rộng mô hình với mục tiêu phấn đấu đến năm 2025, xã Đăk Rong không còn hộ nghèo.

Không chỉ tiên phong trong phát triển kinh tế, trong cuộc vận động "Toàn dân xây dựng nông thôn mới" ông Xây vận động người dân trong xã đóng góp ngày công, tiền của, hiến đất làm các công trình phúc lợi xã hội. Gia đình ông đã hiến 400 m2 đất làm đường giao thông nông thôn của xã.

Ông Đỗ Khắc Vũ, Phó Chủ tịch Hội Cựu chiến binh huyện Kbang cho biết, ông Phạm Văn Xây là một cán bộ hội gương mẫu, đi đầu trong công tác hội, được người dân tin yêu, nể phục. Ông Xây cũng là một trong những nhân tố tích cực hỗ trợ bà con phát triển kinh tế. Với nhiều thành tích đóng góp cho sự phát triển của địa phương, ông Phạm Văn Xây đã nhận được nhiều Bằng khen, Giấy khen của các cấp hội tỉnh Gia Lai.

Hồng Điệp

Tin liên quan

Anh thanh niên người Tày An Văn Tuấn làm giàu từ cây cỏ dân dã vườn nhà

Từ cây đài bi, màng tang mọc hoang dại đến cây sả, tía tô... bình dị, dân dã trong vườn nhà, chàng thanh niên người Tày An Văn Tuấn (30 tuổi), thôn Ken 2, xã Chiềng Ken, huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai, đã tạo ra những sản phẩm thiên nhiên tốt cho sức khỏe, mang lại giá trị kinh tế cao. Anh là tấm gương thanh niên nông thôn khởi nghiệp điển hình tại Lào Cai.


Người cựu chiến binh đi đầu trong phong trào làm kinh tế giỏi của tỉnh Sơn La

Phát huy truyền thống “Bộ đội Cụ Hồ” cần cù lao động, cựu chiến binh Hoàng Ngọc Tư (sinh năm 1957, ở bản Lìn, xã Gia Phù, huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La) đã lựa chọn mô hình chăn nuôi trâu, bò vỗ béo để phát triển kinh tế. Từ mô hình này, ông Tư thu lãi hơn 300 triệu đồng/năm, trở thành gương điển hình trong phong trào “Cựu chiến binh làm kinh tế giỏi” và được người dân địa phương học tập, làm theo.


Những phụ nữ Tây Nguyên tiêu biểu ở Gia Lai

Tỉnh Gia Lai hiện có 995 người uy tín, trong đó có 13 nữ - đánh dấu bước chuyển biến trong nếp nghĩ của người dân tộc thiểu số Tây Nguyên khi bầu phụ nữ làm già làng, trưởng thôn, người uy tín trong cộng đồng.


Anh Nguyễn Văn Nhị quyết chí làm giàu trên vùng đồi cằn khô

Với bản lĩnh và quyết tâm không khuất phục nghèo khó, tự thân lập nghiệp, chàng trai trẻ Nguyễn Văn Nhị (sinh năm 1991, ở xã Quảng Thạch, huyện Quảng Trạch, Quảng Bình), từ một cậu bé phải xa quê bươn chải mưu sinh, nay đã trở thành giám đốc công ty nông nghiệp, làm chủ thương hiệu Gà đồi sinh học Nhị Nguyễn nổi tiếng và chế biến thành công “Thức ăn sinh học NN01” cho gà.


Chị Hoàng Thị Hưng làm giàu từ sản xuất chổi đót

Những năm qua, sản phẩm chổi đót với thương hiệu Nông Phú của chị Hoàng Thị Hưng ở thôn Đồng Minh, xã Vĩnh Phúc, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hoá không chỉ có thị trường ổn định trong nước mà còn được xuất khẩu sang các nước Anh, Úc, Ấn Độ và Trung Quốc, giúp quyết bài toán kinh tế và lao động cho nhiều người dân tại địa phương.



Đề xuất