Nuôi tôm thâm canh cho thu nhập cao ở vùng ven biển

Nuôi tôm thâm canh cho thu nhập cao ở vùng ven biển
Nuôi tôm tại Công ty Cổ phần Thủy sản Thông Thuận Hà Tĩnh, xã Cương Gián, huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) . Ảnh: Vũ Sinh - TTXVN
Nuôi tôm tại Công ty Cổ phần Thủy sản Thông Thuận Hà Tĩnh, xã Cương Gián, huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) . Ảnh: Vũ Sinh - TTXVN
Trong 9 tháng đầu năm nay, do thời tiết thuận lợi nên các tổ chức, doanh nghiệp và người dân đã mạnh dạn trong việc đầu tư thâm canh nuôi tôm. Từ khi thả giống đến lúc thu hoạch, cải tạo, vệ sinh hồ nuôi đều rất thuận lợi, đặc biệt là tôm có năng suất cao và thị trường tiêu thụ ổn định. Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh, tổng diện tích nuôi trồng thủy sản từ đầu năm lại nay đạt gần 7.400 ha, tăng 150 ha so với cùng kỳ năm ngoái; trong đó, diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng là 2.100 ha, diện tích nuôi tôm sú là 628 ha. Cùng với diện tích nuôi tôm tăng lên đáng kể thì sản lượng cũng tăng mạnh do người nuôi chủ động đưa các giải pháp, công nghệ và kỹ thuật áp dụng vào nuôi tôm. Bên cạnh đó, từ đầu năm lại nay, tại Hà Tĩnh không có thiên tai hay dịch bệnh nên người nuôi tôm chủ động trong việc thả nuôi, chăm sóc đến khi thu hoạch. Ông Nguyễn Công Hoàng, Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản Hà Tĩnh cho biết, từ đầu năm lại nay, với nhiều yếu tố thuận lợi nên người nuôi tôm vùng ven biển ở Hà Tĩnh có nhiều thắng lợi. Đặc biệt, đối với những hộ nuôi tôm công nghệ cao, nuôi tôm trên cát được đầu tư về hạ tầng cơ sở, về kỹ thuật nên cho năng suất cao từ 30 tấn/ha đến 35 tấn/ha. Sản lượng nuôi trồng thủy sản từ đầu năm đến nay ước đạt gần 11.000 tấn, tăng 889 tấn so với cùng kỳ năm trước; trong đó, sản lượng nuôi tôm chiếm phần lớn. Nhiều địa phương có sản lượng nuôi trồng thủy sản tăng khá như Thạch Hà, Kỳ Anh, thị xã Kỳ Anh Cẩm Xuyên và Nghi Xuân. Với sự quy hoạch nuôi tôm lâu dài và quy mô cùng với việc ban hành các chính sách phát triển nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là nuôi tôm công nghiệp, tỉnh Hà Tĩnh đã biến những bãi đất cát hoang hóa, những vùng đất sa mạc với cây phi lao, bụi rậm thành những vùng nuôi tôm chất lượng có năng suất cao. Nhiều đơn vị, doanh nghiệp đã đầu tư, nâng cấp hệ thống hồ nuôi, bảo đảm thâm canh và đầu tư công nghệ cao như: vùng nuôi tôm xã Cẩm Lộc (huyện Cẩm Xuyên), xã Thạch Long, Thạch Sơn (huyện Thạch Hà), xã Xuân Phổ, Xuân Trường (huyện Nghi Xuân), xã Hộ Độ, Thạch Châu (huyện Lộc Hà) đã đầu tư xây bê tông kè bờ hồ, nâng cấp hệ thống sục khí, tránh những dịch bệnh và rủi ro khác. Đầu năm nay, tỉnh Hà Tĩnh với các dự án nuôi tôm trên cát được triển khai có sự đầu tư về công nghệ cao như dự án dự án Trang trại nuôi tôm trên cát của Công ty TNHH Nuôi trồng thủy sản Hải Quý ở huyện Nghi Xuân có diện tích 7,6 ha được khởi công xây dựng với tổng kinh phí 13 tỷ đồng. Đặc biệt, tỉnh Hà Tĩnh có 805 ha nuôi tôm thâm canh, công nghệ cao trên cát với 6 vùng nuôi tôm VietGap có quy mô 150 ha, 14 mô hình nuôi an toàn sinh học kỹ thuật cao, tránh rủi ro thiệt hại cho năng suất cao. Hợp tác xã Nuôi trồng thủy sản Xuân Thành ở huyện Nghi Xuân một đơn vị triển khai nuôi tôm trên cát công nghệ cao đầu tư hàng chục tỷ đồng với với 12 ha hồ nuôi nên năng suất đất trên từ 30 đến 35 tấn/ha. Anh Hồ Quang Dũng, cán bộ kỹ thuật Hợp tác xã Nuôi trồng thủy sản Xuân Thành cho biết, nuôi tôm thường dùng vi sinh để phân huỷ các chất hữu cơ, hạn chế thay nước nên tránh được ô nhiễm môi trường, tránh lây lan dịch bệnh. Quy trình nuôi nghiêm ngặt, đòi hỏi áp dụng công nghệ cao từ xây dựng ao đầm, cải tạo ao, chăm sóc, xử lý môi trường..
Tường Vũ

Có thể bạn quan tâm