Nuôi tôm siêu thâm canh ứng dụng công nghệ cao cho sản lượng gấp từ 5 đến 10 lần

Theo Chi cục Thuỷ sản thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Trà Vinh, mùa vụ nuôi tôm vùng nước mặn và lợ năm 2020 đã cơ bản thu hoạch gần hết diện tích. Tổng sản lượng tôm sú và tôm thẻ chân trắng nuôi trong tỉnh đã được thu hoạch đạt hơn 75.620 tấn, vượt kế hoạch đề ra của năm 2020 hơn 10.730 tấn.

Nuoi tom sieu tham canh ung dung cong nghe cao cho san luong gap tu 5 den 10 lan hinh anh 1Ao nuôi tôm của hộ nông dân. Ảnh: Nguyên Lý - TTXVN

Ông Nguyễn Văn Quốc - Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản Trà Vinh cho biết, vụ nuôi trồng thủy sản năm 2020 trên địa bàn tỉnh có trên 22.000 lượt hộ thả nuôi tôm sú trên diện tích hơn 24.900 ha với hơn 1,6 tỷ con giống và trên 18.500 lượt hộ thả nuôi tôm thẻ chân trắng trên diện tích hơn 8.000 ha với 4,5 tỷ con giống.

Tuy vào thời gian đầu mùa vụ thả nuôi tôm sú, tôm thẻ chân trắng gặp bất lợi về thời tiết, nhất là sự chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm cao, nhưng nhờ nông dân áp dụng tốt quy trình kỹ thuật, xây dựng hệ thống ao nuôi đảm bảo an toàn về môi trường nước nên tránh được dịch bệnh thủy sản, hạn chế thiệt hại, tăng sản lượng thu hoạch.

Sản lượng tôm thu hoạch của tỉnh năm nay tăng cao là nhờ có nhiều đơn vị, số hộ nuôi tôm thẻ chân trắng theo mô hình siêu thâm canh ứng dụng công nghệ cao cho sản lượng gấp 5 - 10 lần so với mô hình nuôi tôm bán thâm canh, thâm canh.

Cụ thể, vụ nuôi tôm năm nay, toàn tỉnh có hơn 350 hộ nuôi tôm thẻ chân trắng siêu thâm canh ứng dụng công nghệ cao với diện tích 635 ha, năng suất bình quân qua thu hoạch đạt 50 - 55 tấn/ha.

Ông Lê Văn Phi - Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Cầu Ngang cho biết, mùa vụ nuôi tôm của huyện Cầu Ngang năm 2020 đã thu hoạch gần hết diện tích hơn 6.940 ha với tổng sản lượng tôm sú, tôm thẻ chân trắng thu hoạch trên 31.200 tấn, tăng 3.410 tấn so năm 2019. Sản lượng tôm nuôi tăng cao so với năm trước là nhờ nông dân tuân thủ đúng lịch thời vụ thả con giống, sử dụng nguồn giống chất lượng, sạch bệnh và quản lý tốt môi trường nước ao nuôi.

Tuy được mùa vụ tôm nuôi, nhưng mức lợi nhuận của nông dân không nhiều do ảnh hưởng dịch bệnh COVID–19, thị trường xuất tôm Việt Nam bị hạn chế, dẫn đến giá cả tôm sú, tôm thẻ chân trắng không cao và không ổn định. Hiện tôm sú loại 30 con/kg có giá từ 200.000 - 205.000 đồng/kg, giảm 40.000 đồng/kg so với cuối tháng 12/2020; giá tôm thẻ chân trắng loại 60 con/kg giảm từ 120.000 - 125.000 đồng xuống còn 110.000 đồng/kg.

Phúc Sơn

Tin liên quan

Khánh Hòa: Làm giàu từ nuôi tôm trên bạt

Từ năm 2013, ông Lê Quang Toàn (sinh năm 1957) nông dân xã Vạn Thọ huyện Vạn Ninh (tỉnh Khánh Hòa) đã thành công khi áp dụng công nghệ Biofloc (công nghệ làm sạch, ổn định môi trường bằng vi tảo, cung cấp nguồn thức ăn giàu dinh dưỡng cho vật nuôi, ức chế sự phát triển của các vi sinh vật gây bệnh) vào nuôi tôm thẻ chân trắng. Doanh thu từ các hồ nuôi tôm mỗi năm đạt hàng chục tỷ đồng, kể cả trong giai đoạn khó khăn do dịch COVID-19, tôm thương phẩm của gia đình ông vẫn duy trì đầu ra ổn định, thu nhập của hàng trăm người lao động tại hồ nuôi tôm hộ gia đình ông Toàn không bị ảnh hưởng.


Giải pháp cho người nuôi tôm nhỏ lẻ, ít vốn ở Sóc Trăng

Tính đến cuối tháng 10, toàn tỉnh Sóc Trăng đã thả nuôi gần 73.000 ha thủy sản, đạt trên 98% kế hoạch, giảm 7,9% so cùng kỳ. Theo đó, diện tích tôm nước lợ là gần 50.000 ha, giảm hơn 13%; thủy sản nước ngọt khoảng 21.000 ha, thủy sản khác trên 2.000 ha.


Thu tiền tỷ nhờ nuôi tôm công nghệ cao ở Bà Rịa - Vũng Tàu

Khoảng gần 2 năm trở lại đây, mô hình nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao đang được nhiều doanh nghiệp, hợp tác xã và người dân trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu mạnh dạn đầu tư phát triển mở rộng diện tích. Với tỷ lệ nuôi tôm thành công hơn đến 90% và hiệu quả kinh tế cao gấp nhiều lần so với nuôi tôm trong ao đất.



Đề xuất