Trà Vinh huy động các nguồn lực đầu tư hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn

Trà Vinh huy động các nguồn lực đầu tư hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn
Xây dựng cầu dân sinh đảm bảo an toàn giao thông vùng đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2014-2020 ở tỉnh Trà Vinh Ảnh: Thanh Hòa - TTXVN
Xây dựng cầu dân sinh đảm bảo an toàn giao thông vùng đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2014-2020 ở tỉnh Trà Vinh Ảnh: Thanh Hòa - TTXVN
Theo đó, tỉnh đẩy mạnh tuyên truyền, vận động doanh nghiệp và nhân dân nâng cao nhận thức, phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, toàn xã hội và nội lực của doanh nghiệp, người dân đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội, xây dựng nông thôn mới. Để thu hút đầu tư ở lĩnh vực này, tỉnh thực hiện đồng bộ các giải pháp hoàn thiện môi trường đầu tư, đẩy mạnh cải cách hành chính, ban hành cơ chế, chính sách, tạo môi trường đẩu tư thông thoáng; đẩy mạnh xúc tiến đầu tư, giới thiệu, quảng bá tiềm năng, thế mạnh của tỉnh; hỗ trợ tháo gỡ, giải quyết khó khăn vướng mắc cho doanh nghiệp… Tỉnh định hướng đầu tư hạ tầng giao thông đồng bộ, thông suốt, an toàn, đảm bảo kết nối các trung tâm kinh tế lớn, các đầu mối giao thông cửa ngõ; hạ tầng điện lưới đảm bản vận hành tiết kiệm, hiệu quả, giảm tổn thất điện năng, cung cấp ổn định, tin cậy, phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất của người dân, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Cùng với đó, hạ tầng thủy lợi phải ứng phó biến đổi khí hậu, đảm bảo nước tưới tiêu cho  diện tích lúa, hoa màu, cây ăn trái, nuôi trồng thủy sản tập trung, phòng tránh bão lũ, sạt lở, xâm nhập mặn, biến đổi khí hậu và nước biển dâng. Hạ tầng đô thị phát triển đồng bộ và hiện đại, giải quyết cơ bản tình trạng ách tắc giao thông, úng ngập, đảm bảo cung cấp điện ổn định, nước và xử lý chất thải đạt tiêu chuẩn môi trường. Theo Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trà Vinh Nguyễn Trung Hoàng, những năm qua, Trà Vinh có nhiều chính sách phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội, xây dựng nông thôn mới. Đến nay, hạ tầng giao thông được kết nối đồng bộ từ tỉnh đến trung tâm xã, thông suốt đến tận vùng sâu, vùng xa. Hạ tầng thủy lợi đảm bảo kiểm soát ngăn mặn, trữ ngọt, tháo chua, rửa phèn, phòng chống bão, lũ, triều cường, bảo vệ sản xuất, dân sinh; hệ thống điện tương đối hoàn thiện; hạ tầng y tế, giáo dục ngày càng đáp ứng nhu cầu người dân… Toàn tỉnh đã có 39/85 xã  đạt chuẩn nông thôn mới, huyện Tiểu Cần đạt chuẩn và thị xã Duyên Hải hoàn thành xây dựng nông thôn mới. Tuy nhiên, kết quả đạt được chưa tương xứng tiềm năng, lợi thế và yêu cầu đặt ra. Do vậy, tỉnh phấn đấu đến năm 2020, hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội ở các lĩnh vực giao thông, điện, thủy lợi, các công trình ứng phó biến đổi khí hậu, hạ tầng đô thị phát triển tương đối đồng bộ; 51% số xã trên địa bàn tỉnh và 4 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn nông thôn mới.
Thanh Hòa

Có thể bạn quan tâm