Nông thôn mới trên phum sóc Khmer Sóc Trăng

Nông thôn mới trên phum sóc Khmer Sóc Trăng
Vùng đất giồng cát An Hiệp, Tham Đôn hôm nay như khoác lên mình chiếc áo mới với những ngôi nhà khang trang; những tuyến đường giao thông nông thôn trong các phum, sóc được bê tông hóa, thẳng tắp giữa ruộng đồng, nương rẫy xanh tươi; và những luống hoa do người dân tự trồng khoe sắc hai bên đường, điểm tô cho vẻ đẹp của phum sóc, quê hương.
Bà con Khmer ở ấp An Tập, xã An Hiệp (Châu Thành) thu hoạch lúa bằng máy gặp đập liên hợp
Bà con Khmer ở ấp An Tập, xã An Hiệp (Châu Thành) thu hoạch lúa bằng máy gặp đập liên hợp
Bà con nông dân Khmer ở ấp An Tập (An Hiệp, Châu Thành) chuyển lúa lên bờ bán cho thương lái thu mua tại chân ruộng
Bà con nông dân Khmer ở ấp An Tập (An Hiệp, Châu Thành) chuyển lúa lên bờ bán cho thương lái thu mua tại chân ruộng

An Hiệp - xã nông thôn mới vùng đồng bào Khmer
An Hiệp là xã thứ 3 của huyện Châu Thành và cũng là địa phương đạt chuẩn nông thôn mới gần đây nhất của tỉnh Sóc Trăng, được công nhận vào cuối năm 2018. Theo ông Nguyễn Văn Hậu, Chủ tịch UBND xã An Hiệp, để đạt chuẩn nông thôn mới, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân đã có nhiều nỗ lực, biết dựa vào sức mạnh của nhân dân, huy động nhiều nguồn lực để sớm hoàn thành các tiêu chí. Trong quá trình xây dựng nông thôn mới, người dân đã đóng góp trên 20 tỷ đồng và tích cực hiến đất, vật tư xây dựng, ngày công lao động... nên các công trình giao thông nông thôn mới hoàn thành theo đúng tiến độ, kế hoạch đề ra.
Ông Lê Minh Tán, Chủ tịch UBND xã Tham Đôn đến thăm, tặng quà, chúc Tết chư tăng và bà con Khmer tại chùa Pothi Chum (xã Tham Đôn, huyện Mỹ Xuyên) nhân dịp Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây 2019
Ông Lê Minh Tán, Chủ tịch UBND xã Tham Đôn đến thăm, tặng quà, chúc Tết chư tăng và bà con Khmer tại chùa Pothi Chum (xã Tham Đôn, huyện Mỹ Xuyên) nhân dịp Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây 2019
Năm 2010 khi bắt đầu xây dựng nông thôn mới, An Hiệp mới đạt 5/19 tiêu chí. Được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo tỉnh, ngành và phấn đấu của toàn Đảng bộ, chính quyền, nhân dân địa phương, đến nay, xã đã hoàn thành 19 tiêu chí. Các trục giao thông nông thôn vào các ấp, khu dân cư đều được bê tông hóa; 100% hộ dân có điện thắp sáng; 99,5% hộ dân có nước hợp vệ sinh sử dụng; 5/6 điểm trường đạt chuẩn quốc gia; an ninh chính trị trật tự an toàn xã hội được giữ vững... Đặc biệt, tỷ lệ người có việc làm thường xuyên đạt trên 93,4%, thu nhập bình quân đạt trên 42,1 triệu đồng/người/năm, góp phần đưa tỷ lệ hộ nghèo từ 26,3% năm 2010 giảm còn 3,4% hiện nay.
Cổng chào xã nông thôn mới Tham Đôn (Mỹ Xuyên), được tỉnh công nhận đạt chuẩn vào cuối năm 2018
Cổng chào xã nông thôn mới Tham Đôn (Mỹ Xuyên), được tỉnh công nhận đạt chuẩn vào cuối năm 2018
Với việc  xã An Hiệp đạt chuẩn nông thôn mới, hiện Sóc Trăng đã có 25/80 xã nông thôn được công nhận đạt 19/19 tiêu chí nông thôn mới, trong đó nhiều xã có đông đồng bào Khmer. Đến với xã nông thôn mới An Hiệp (Châu Thành), nơi có gần 10.000 hộ đồng bào Khmer, chiếm tỷ lệ gần 66% dân số toàn xã, có thể cảm nhận rõ những diện mạo mới của một xã vùng ven với các tuyến đường giao thông nông thôn được bê tông hóa, nước sạch về tới từng hộ dân, trạm y tế được đảm bảo chất lượng phục, 100% dân số được sử dụng điện, các ấp đều có nhà sinh hoạt cộng đồng...
Khám, chữa bệnh cho đồng bào dân tộc Khmer tại Trạm y tế xã Tham Đôn (Mỹ Xuyên)
Khám, chữa bệnh cho đồng bào dân tộc Khmer tại Trạm y tế xã Tham Đôn (Mỹ Xuyên)
Anh Sơn Thành, ở ấp Bưng Tróp B (An Hiệp, Châu Thành) phấn khởi cho biết: Từ vài công đất sản xuất, đời sống thiếu trước hụt sau trước đây, nhờ từ tiết kiệm, tích lũy, gia đình anh mua thêm đất, mở rộng sản suất với diện tích lên đến 7ha. Trước khi có lộ nông thôn, người làm ruộng rất vất vả, phải sử dụng ghe vận chuyển lúa về nhà mới bán cho thương lái, gặp mùa mưa càng khó khăn đủ bề. Giờ, đã có đường bê tông, có kênh rạch thuận tiện việc vận chuyển lúa, giá lúa ổn định nên cuộc sống ngày một khấm khá hơn.
Ông Lâm Văn Phấn, dân tộc Khmer ở ấp Tắc gồng (Tham Đôn, Mỹ Xuyên) chăm sóc vườn rau mồng tơi mang lại nguồn thu nhập từ 300 - 400 đồng/ngày
Ông Lâm Văn Phấn, dân tộc Khmer ở ấp Tắc gồng (Tham Đôn, Mỹ Xuyên) chăm sóc vườn rau mồng tơi mang lại nguồn thu nhập từ 300 - 400 đồng/ngày

Bà con nông dân Khmer ở ấp Tắc Gồng (Tham Đôn, Mỹ Xuyên) sử dụng cơ giới hóa làm đất chuẩn bị cho vụ sản xuất mới
Bà con nông dân Khmer ở ấp Tắc Gồng (Tham Đôn, Mỹ Xuyên) sử dụng cơ giới hóa làm đất chuẩn bị cho vụ sản xuất  mới

Vẻ đẹp trên đường quê nông thôn mới do ông Lâm Văn Phấn huy động bà con trong phum sóc xây dựng, trồng và chăm sóc hoa dọc hai bên đường
Vẻ đẹp trên đường quê nông thôn mới do ông Lâm Văn Phấn huy động bà con trong phum sóc xây dựng, trồng và chăm sóc hoa dọc hai bên đường
 
Kinh nghiệm từ Tham Đôn Trong phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới tỉnh Sóc Trăng giai đoạn 2016-2020”, huyện Mỹ Xuyên là lá cờ đầu với 8/10 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới. Trong đó, xã Tham Đôn là xã thứ 8 của huyện Mỹ Xuyên và xã thứ 24/80 xã nông thôn của tỉnh Sóc Trăng đạt chuẩn nông thôn mới.
Khám, chữa bệnh cho đồng bào dân tộc Khmer tại Trạm y tế xã An Hiệp (huyện Châu Thành)
Khám, chữa bệnh cho đồng bào dân tộc Khmer tại Trạm y tế xã An Hiệp (huyện Châu Thành)
Theo ông Lê Minh Tán, Chủ tịch UBND xã Tham Đôn: Với hơn 73% dân số là người Khmer, Tham Đôn là một trong những xã có tỷ lệ đồng bào dân tộc thiểu số nhiều nhất tỉnh Sóc Trăng. Năm 2010, khi mới bước vào xây dựng nông thôn mới, Tham Đôn chỉ có 5/19 tiêu chí đạt theo bộ tiêu chí xây dựng nông thôn mới. Thời điểm đó, hệ thống  cơ sở hạ tầng, giao thông, trường học, chất lượng sống của đồng bào còn thấp; thu nhập bình quân đầu người của xã chỉ đạt 8,4 triệu đồng/người/năm, tỷ lệ hộ nghèo và đặc biệt khó khăn lên tới hơn 31%...   Thực hiện phong trào xây dựng nông thôn mới, cấp ủy, chính quyền, các tổ chức đoàn thể và nhân dân đã đồng lòng, chung sức thực hiện từng tiêu chí của chuẩn nông thôn mới. Đến nay Tham Đôn đã có nhiều đổi thay, đời sống người dân được nâng lên. Mức thu nhập bình quân đầu người của xã hiện đã đạt 41,45 triệu đồng/người/năm; tỷ lệ hộ nghèo giảm 27,56%, chỉ còn 3,82%.
Hệ thống giao thông nông thôn liên ấp trong các phum sóc Khmer ở xã nông thôn mới An Hiệp (Châu Thành) được bê tông hóa
Hệ thống giao thông nông thôn liên ấp trong các phum sóc Khmer ở xã nông thôn mới An Hiệp (Châu Thành) được bê tông hóa
Hệ thống giao thông nông thôn liên ấp trong các phum sóc Khmer ở xã nông thôn mới An Hiệp (Châu Thành) được bê tông hóa 
Có được kết quả vượt bậc trên là do trong công tác điều hành, chỉ đạo, thực hiện phong trào xây dựng nông thôn mới, các cấp ủy, chính quyền xã Tham Đôn đã làm tốt công tác tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện, xem đây là bước đột phá và là nhiệm vụ thường xuyên trong suốt quá trình xây dựng nông thôn mới. Xã đã tập trung chỉ đạo, nâng cao chất lượng xây dựng gia đình văn hóa, khu dân cư lành mạnh và ấp văn hóa nông thôn mới, hộ văn hóa nông thôn mới.   Hiện nay, 14/14 ấp của xã Tham Đôn đã đạt danh hiệu ấp văn hóa. Bên cạnh đó, thực hiện cuộc vận động “Toàn dân chung sức xây dựng nông thôn mới” gắn với đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, các tổ chức đoàn thể, cá nhân trong xã đã tích cực tham gia các phong trào thi đua như: Nông dân đăng ký kinh doanh sản xuất giỏi, đảm bảo vệ sinh môi trường, đóng góp sức người sức của để xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn, tương thân, tương ái đoàn kết giúp đỡ nhau trong lao động sản xuất để phát triển kinh tế hộ, thoát nghèo bền vững.
Giờ học mỹ thuật của con em đồng bào Khmer tại Trường THCS Tham Đôn (Mỹ Xuyên)
Giờ học mỹ thuật của con em đồng bào Khmer tại Trường THCS Tham Đôn (Mỹ Xuyên)
Giờ học giáo dục thể chất của học sinh Trường THCS Tham Đôn (ấp Tắc Gồng, Tham Đôn, Mỹ Xuyên)
Giờ học giáo dục thể chất của học sinh Trường THCS Tham Đôn (ấp Tắc Gồng, Tham Đôn, Mỹ Xuyên)

Sau 8 năm thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới, xã Tham Đôn đã huy động được trên 212 tỷ đồng từ nhiều nguồn lực, đầu tư thực hiện hàng chục công trình hạ tầng cơ sở như điện nước, "cứng hóa" đường nông thôn trong các phum, sóc; hỗ trợ nước sạch, xây dựng trường học, điểm vui chơi giải trí; hỗ trợ người dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, chuyển đổi mô hình canh tác, sản xuất mới cho thu nhập, hiệu quả cao hơn, đẩy nhanh tốc độ giảm nghèo, nâng cao thu nhập cho người dân. Nhờ vậy, diện mạo nông thôn ở xã Tham Đôn đã có nhiều đổi thay, đời sống người dân được nâng lên với thu nhập bình quân đầu đạt trên 41 triệu đồng/người/năm; tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 27,5% xuống còn 3,8%.
Các em học sinh dân tộc Khmer tập tô màu tại lớp Lá, Trường mẫu giáo Tham Đôn (Mỹ Xuyên)
Các em học sinh dân tộc Khmer tập tô màu tại lớp Lá, Trường mẫu giáo Tham Đôn (Mỹ Xuyên)
Các em học sinh dân tộc Khmer tập tô màu tại lớp Lá, Trường mẫu giáo Tham Đôn (Mỹ Xuyên)
Các em học sinh dân tộc Khmer tập tô màu tại lớp Lá, Trường mẫu giáo Tham Đôn (Mỹ Xuyên)


Ông Lâm Văn Phấn, người uy tín ở ấp Tắc gồng, xã Tham Đôn (Mỹ Xuyên), chia sẻ: “Gia đình tôi và bà con trong phum sóc nhận thức sâu sắc phần việc của mình với vai trò là chủ thể nông thôn mới, chúng tôi đã đồng loạt hưởng ứng trong phong trào xây dựng nông thôn mới tại địa phương như trồng hoa, làm hàng rào, cột cờ, đắp ta luy dọc hai bên lộ nông thôn mới ở nơi bị sạt lở, giữ cho đường làng ngõ xóm luôn sạch đẹp”.

Trong những năm qua, ngoài việc chăm lo phát triển kinh tế, ông Phấn và các thành viên trong gia đình còn huy động bà con trong phum sóc tự nguyện đóng góp sức người sức của để xây dựng nông thôn mới với số tiền trên 582 triệu đồng, xây dựng 3 tuyến đường giao thông nông thôn, 4 cây cầu và 2 nhà mát để bà con có chỗ trú nắng mưa khi đi thăm đồng.

Bà Trần Thị Sâm Nang (ấp Cần Giờ 1, Tham Đôn) chăm sóc đàn bò sữa cho thu nhập gần 10 triệu/tháng
Bà Trần Thị Sâm Nang (ấp Cần Giờ 1, Tham Đôn) chăm sóc đàn bò sữa cho thu nhập gần 10 triệu/tháng
Bà Trần Thị Sâm Nang (ấp Cần Giờ 1, Tham Đôn) chuẩn bị món bánh gừng truyền thống để giao cho khách hàng
Bà Trần Thị Sâm Nang (ấp Cần Giờ 1, Tham Đôn) chuẩn bị món bánh gừng truyền thống để giao cho khách hàng


Hiện nay, nhiều hộ nông dân người Khmer ở Tham Đôn đã phát triển chăn nuôi bò sữa theo quy mô trang trại, cho thu nhập thường xuyên mỗi ngày từ hàng trăm nghìn đồng đến hàng triệu đồng. Điển hình như gia đình bà Trần Thị Sâm Nang ở ấp Cần Giờ 1, trước đây chỉ làm lúa hai vụ trên diện tích canh tác 0,4 ha, thu nhập bấp bênh nên cuộc sống gặp nhiều khó khăn. Trong vài năm trở lại đây, bên cạnh việc duy trì nghề làm bánh gừng và các loại bánh truyền thống của người Khmer, gia đình bà chuyển sang mô hình nuôi bò sữa, lấy đất ruộng trồng cỏ nuôi bò, cho thu nhập ổn định mỗi năm không dưới 100 triệu đồng.

Cầu giao thông nông thôn ấp Sô La 1 (xã Tham Đôn, Mỹ Xuyên) mới khánh thành, đưa vào sử dụng
Cầu giao thông nông thôn ấp Sô La 1 (xã Tham Đôn, Mỹ Xuyên) mới khánh thành, đưa vào sử dụng
Cơ sở giáo dục đang xây dựng để đáp ứng tốt hơn việc dạy và học của con em đồng bào Khmer ở ở xã Tham Đôn (Mỹ Xuyên)
Cơ sở giáo dục đang xây dựng để đáp ứng tốt hơn việc dạy và học của con em đồng bào Khmer ở ở xã Tham Đôn (Mỹ Xuyên)

Chùa Prasat Kong, một trong những cơ sở thờ tự, đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng của đồng bào Khmer ở xã Tham Đôn (Mỹ Xuyên)
Chùa Prasat Kong, một trong những cơ sở thờ tự, đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng của đồng bào Khmer ở xã Tham Đôn (Mỹ Xuyên) 

Quang cảnh lễ công nhận xã An Hiệp (Châu Thành, Sóc Trăng) đạt chuẩn nông thôn mới vào cuối năm 2018
Quang cảnh lễ công nhận xã An Hiệp (Châu Thành, Sóc Trăng) đạt chuẩn nông thôn mới vào cuối năm 2018

Việc hoàn thành các tiêu chí, sớm đưa các xã thuần nông, có đông đồng bào Khmer đạt chuẩn nông thôn mới thể hiện nỗ lực của chính quyền và người dân địa phương trong việc thực hiện mục tiêu xóa đói giảm nghèo, nâng cao chất lượng cuộc sống người dân trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng, địa phương có số lượng đồng bào dân tộc Khmer cư trú đông nhất khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Trên tinh thần đó, trong định hướng đến năm 2020, tỉnh Sóc Trăng phấn đấu có trên 50% số xã nông thôn đạt chuẩn nông thôn mới; đồng thời, tiếp tục phát huy, giữ vững danh hiệu xã nông thôn mới và tiến tới trở thành xã nông thôn kiểu mẫu của tỉnh đối với những địa phương đã được công nhận./.

Bài và ảnh: Hà Giang, Trung Hiếu

Báo ảnh Dân tộc và Miền núi/TTXVN

Có thể bạn quan tâm