Nông nghiệp Lâm Đồng bắt nhịp chuyển đổi số

Công ty sản xuất thương mại nông sản Phong Thúy là một trong những đơn vị tiên phong ứng dụng công nghệ cao, thông minh vào sản xuất nông nghiệp của tỉnh Lâm Đồng. Ảnh: An Hiếu
Công ty sản xuất thương mại nông sản Phong Thúy là một trong những đơn vị tiên phong ứng dụng công nghệ cao, thông minh vào sản xuất nông nghiệp của tỉnh Lâm Đồng. Ảnh: An Hiếu

Hướng đến một nền nông nghiệp phát triển toàn diện, bền vững và hiện đại, trong những năm qua, tỉnh Lâm Đồng đã bắt nhịp chuyển đổi số, tăng tốc ứng dụng nông nghiệp thông minh, giúp nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị nông sản cho bà con nông dân...

Nông nghiệp Lâm Đồng bắt nhịp chuyển đổi số ảnh 1Công ty sản xuất thương mại nông sản Phong Thúy là một trong những đơn vị tiên phong ứng dụng công nghệ cao, thông minh vào sản xuất nông nghiệp của tỉnh Lâm Đồng. Ảnh: An Hiếu

Nông nghiệp thông minh

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Lâm Đồng, diện tích nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao năm 2021 của tỉnh đạt 63.108 ha (chiếm 21% tổng diện tích canh tác toàn tỉnh và tăng 2.880 ha so với năm 2020); diện tích nông nghiệp thông minh đạt khoảng 376,6 ha, trong đó có 172 ha ứng dụng công nghệ Hortimax Hà Lan. Ngành nông nghiệp Lâm Đồng năm qua đạt tốc độ tăng trưởng 4,8% (tương ứng với tổng giá trị gần 19.000 tỷ đồng), giá trị sản xuất bình quân đạt 201 triệu đồng/ha (tăng 5,3% so với năm 2020).

Nông nghiệp Lâm Đồng bắt nhịp chuyển đổi số ảnh 2“Tỉnh Lâm Đồng sẽ tiếp tục tăng quy mô chuyển đổi số trong nông nghiệp, phấn đấu đến năm 2025 có 50% nông dân được tập huấn, đào tạo ứng dụng công nghệ số và cách thức quảng bá, bán sản phẩm trên mạng; 50% doanh nghiệp nông nghiệp, hợp tác xã nông nghiệp có hoạt động thương mại điện tử, ứng dụng nông nghiệp thông minh…”- Ông Phạm S - Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Lâm Đồng.. Ảnh: An Hiếu

Lâm Đồng hiện là một trong những địa phương đi đầu cả nước về chuyển đổi số, tăng tốc ứng dụng nông nghiệp thông minh. Toàn tỉnh hiện có 26 doanh nghiệp tiếp cận ứng dụng công nghệ IoT (sử dụng hệ thống cảm biến, máy ảnh và các thiết bị khác giúp người nông dân có được những thông tin chính xác nhất trong quá trình sản xuất nông nghiệp); công nghệ GIS thông minh quản lý và dự báo sâu bệnh, truy xuất nguồn gốc điện tử; công nghệ đèn LED...; 13 doanh nghiệp được công nhận là “doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao”; 90 hợp tác xã, trang trại ứng dụng công nghệ IoT, canh tác hữu cơ; 182 chuỗi liên kết với sự tham gia của 201 doanh nghiệp, hợp tác xã và gần 17.000 hộ nông dân. Theo ông Nguyễn Phong Phú, chủ trang trại 5 ha cây - con khép kín ở thị trấn Thạnh Mỹ (huyện Đơn Dương), nhờ ứng dụng công nghệ IoT để vận hành hệ thống tưới nước, chiếu sáng…, ông vừa chủ động được thời gian, quy trình chăm sóc, vừa tiết kiệm nhân công và nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm.

Nông nghiệp Lâm Đồng bắt nhịp chuyển đổi số ảnh 3

Quản lý, chăm sóc nông sản trong nhà kính qua điện thoại di động tại một nông hộ ở xã N'Thol Hạ, huyện Đức Trọng (Lâm Đồng). Ảnh: An Hiếu

Nhờ ứng dụng nông nghiệp thông minh, nhiều sản phẩm nông nghiệp của Lâm Đồng đã được xuất khẩu, trong đó có những thị trường khó tính như Nhật Bản, Châu Âu, Mỹ. Phát triển nông nghiệp thông minh góp phần đưa doanh thu sản xuất nông nghiệp công nghệ cao của tỉnh đạt bình quân 430 triệu đồng/ha; không ít trang trại đạt doanh thu từ 5 - 8 tỷ đồng/ha/năm; canh tác rau ứng dụng công nghệ IoT đạt trên 2 tỷ đồng/ ha/năm; sản xuất hoa ứng dụng công nghệ IoT đạt từ 3 - 8 tỷ đồng/ha/năm.

Nông nghiệp Lâm Đồng bắt nhịp chuyển đổi số ảnh 4

Tỉnh Lâm Đồng thúc đẩy phát triển nông nghiệp thông minh, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao theo hướng hiện đại. Ảnh: An Hiếu

Thúc đẩy chuyển đổi số trong nông nghiệp

Trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 còn nhiều diễn biến phức tạp, Ủy ban Nhân dân tỉnh Lâm Đồng đã phối hợp với Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công thương), một số sàn thương mại điện tử như Tiki, Shopee, Lazada, Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam (Vietnam Post) - đơn vị quản lý sàn thương mại điện tử Postmart hỗ trợ đưa các sản phẩm nông nghiệp của địa phương lên sàn thương mại điện tử. Tính riêng năm 2021, Lâm Đồng đã phát triển 12 website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử, 160 website bán hàng của doanh nghiệp được Bộ Công thương xác nhận.

Nông nghiệp Lâm Đồng bắt nhịp chuyển đổi số ảnh 5Huyện Đức Trọng (Lâm Đồng) xác định ứng dụng công nghệ cao, thông minh vào một số loại cây trồng, vật nuôi đặc sản. Ảnh: An Hiếu

Việc thúc đẩy chuyển đổi số giúp không ít trang trại, doanh nghiệp, hợp tác xã của Lâm Đồng được người tiêu dùng biết đến nhiều hơn thông qua các tiện tích của các nền tảng số như Google, Youtube, Facebook... Bên cạnh việc đẩy mạnh dán mã QR, tem truy xuất nguồn gốc sản phẩm nông nghiệp, tỉnh cũng xây dựng thành công thương hiệu nông sản với nhãn hiệu “Đà Lạt - kết tinh kỳ diệu từ đất lành”, đồng thời triển khai hiệu quả chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP). Đến nay, Lâm Đồng có 155 sản phẩm OCOP, trong đó có 2 sản phẩm được công nhận sản phẩm OCOP cấp Quốc gia.

Nông nghiệp Lâm Đồng bắt nhịp chuyển đổi số ảnh 6Nhờ ứng dụng nông nghiệp thông minh, nhiều sản phẩm nông nghiệp của Lâm Đồng đã được xuất khẩu, trong đó có những thị trường khó tính như Nhật Bản, Châu Âu, Mỹ. Ảnh: An Hiếu
Nông nghiệp Lâm Đồng bắt nhịp chuyển đổi số ảnh 7Người dân yên tâm lựa chọn nông sản ở thành phố Đà Lạt (Lâm Đồng). Ảnh: An Hiếu
Nông nghiệp Lâm Đồng bắt nhịp chuyển đổi số ảnh 8Dây chuyền chế biến sữa ứng dụng công nghệ thông minh ở huyện Đơn Dương (Lâm Đồng). Ảnh: An Hiếu

Với đề án tổ chức kết nối nông nghiệp với công nghiệp chế biến, phát triển thị trường xuất khẩu nông sản và chuỗi giá trị toàn cầu tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2022 - 2025, Lâm Đồng phấn đấu đến năm 2025, có ít nhất 50% nông sản của tỉnh được tiêu thụ qua chuỗi ổn định, kim ngạch xuất khẩu đạt trên 600 triệu USD. Theo ông Phạm S, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Lâm Đồng, tỉnh sẽ tiếp tục tăng quy mô chuyển đổi số trong nông nghiệp, phấn đấu 50% nông dân được tập huấn, đào tạo ứng dụng công nghệ số và cách thức quảng bá, bán sản phẩm trên mạng; 50% doanh nghiệp nông nghiệp, hợp tác xã nông nghiệp có hoạt động thương mại điện tử, ứng dụng nông nghiệp thông minh; 100% sản phẩm OCOP, sản phẩm đặc trưng của ngành nông nghiệp được kinh doanh qua mạng.

Thu Hương - An Hiếu

(DTMN)

Có thể bạn quan tâm