Nông nghiệp Bắc Sơn vững bước vào xuân

Nếp cái hoa vàng được xác định là sản phẩm nông nghiệp đặc sản, chủ lực của huyện Bắc Sơn (Lạng Sơn). Ảnh: Hoàng Hà
Nếp cái hoa vàng được xác định là sản phẩm nông nghiệp đặc sản, chủ lực của huyện Bắc Sơn (Lạng Sơn). Ảnh: Hoàng Hà

Xuân về như tô thắm thêm những thành tựu mà ngành nông nghiệp huyện Bắc Sơn (Lạng Sơn) đạt được trong năm 2020. Nổi bật trong bức tranh nông nghiệp Bắc Sơn là các vùng chuyên canh tập trung, các mô hình kinh tế đem lại hiệu quả cao, giúp cải thiện đời sống nhiều hộ đồng bào dân tộc…

Nông nghiệp Bắc Sơn vững bước vào xuân ảnh 1Thị trấn Bắc Sơn (Lạng Sơn) nằm trọn trong lòng một thung lũng lớn, bao quanh là những ngọn núi trùng điệp, cánh đồng lúa mênh mông. Ảnh: Hoàng Hà

Dẫn chúng tôi đi thăm một số mô hình kinh tế nông nghiệp tiêu biểu, ông Tô Bắc Thái, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện Bắc Sơn chia sẻ: “Phát huy tiềm năng, lợi thế địa phương, Bắc Sơn đã khuyến khích, hỗ trợ đồng bào hình thành các vùng sản xuất chuyên canh tập trung, đẩy mạnh áp dụng cơ giới hóa, kỹ thuật mới vào sản xuất… Nhờ vậy, trên địa bàn huyện đã hình thành nhiều mô hình cho hiệu quả cao như nuôi dê, bò sinh sản ở xã Nhất Tiến; nuôi trâu, bò nhốt chuồng ở xã Chiến Thắng, Long Đống; nuôi cá nước ngọt ở xã Đồng Ý; trồng quýt theo quy trình VietGAP ở xã Chiến Thắng, Vũ Sơn…”.

Nông nghiệp Bắc Sơn vững bước vào xuân ảnh 2Nếp cái hoa vàng được xác định là sản phẩm nông nghiệp đặc sản, chủ lực của huyện Bắc Sơn (Lạng Sơn). Ảnh: Hoàng Hà
Nông nghiệp Bắc Sơn vững bước vào xuân ảnh 3Mô hình trồng cam, quýt của ông Dương Công Thầm ở thôn Nà Qué, xã Vũ Sơn, huyện Bắc Sơn (Lạng Sơn) có thu nhập trên 100 triệu đồng/năm. Ảnh: Hoàng Hà

Đặc biệt, nhằm nâng cao thương hiệu quýt vàng Bắc Sơn và một số loại cây ăn quả khác, huyện đã sử dụng gần 6 tỷ đồng hỗ trợ đồng bào mua vật tư, phân bón, xây dựng gần 70 mô hình tưới nước tiết kiệm ở các xã Đồng Ý, Chiến Thắng, Bắc Quỳnh, Tân Lập…, đồng thời hướng dẫn kỹ thuật trồng và chăm sóc cây ăn quả theo quy trình VietGAP… Nhờ vậy, toàn huyện hiện có 140 ha quýt, 19,3 ha bưởi, 5 ha chanh leo... theo tiêu chuẩn VietGAP với chất lượng quả ngày càng được nâng lên, năng suất tăng từ 10 - 15% so với trước đây. Ông Phạm Văn Hùng ở thôn Hồng Phong 1, xã Chiến Thắng phấn khởi cho biết: “Từ khi áp dụng tiêu chuẩn VietGAP và được hỗ trợ xây dựng hệ thống tưới nhỏ giọt cho hơn 500 gốc cam, quýt vàng và bưởi, gia đình tôi có thu nhập cả trăm triệu đồng/năm”.

Nông nghiệp Bắc Sơn vững bước vào xuân ảnh 4Nhiều hộ xã viên Hợp tác xã thủy sản Lân Vục ở xã Đồng Ý, huyện Bắc Sơn (Lạng Sơn) thu hoạch một vụ cá nước ngọt có thu nhập cả chục triệu đồng, cao gấp 3 - 5 lần so với trồng lúa. Ảnh: Hoàng Hà

Với đồng bào dân tộc ở thôn Khau Ràng, xã Đồng Ý, nuôi cá nước ngọt đang là hướng đi hiệu quả, đem lại thu nhập cao. Nhận thấy trồng lúa không hiệu quả, bà con trong thôn đã tận dụng nguồn nước, kể cả trong mùa khô để chuyển sang nuôi các loại cá trắm, chép, trôi. Có tới 34/36 hộ gia đình trong thôn chuyển đổi diện tích ruộng sang nuôi cá và thành lập Hợp tác xã thủy sản Lân Vục. Ông Hoàng Công Lai, xã viên Hợp tác xã thủy sản Lân Vục cho biết: trung bình cứ 1 ha ruộng cho năng suất gần 4 tấn cá, tính giá trị kinh tế cao gấp nhiều lần so với trồng lúa. Gia đình tôi giờ đây không còn phải lo sinh kế như trước nữa!

Nông nghiệp Bắc Sơn vững bước vào xuân ảnh 5Phát huy lợi thế địa phương, người Tày ở xã Tân Lập, huyện Bắc Sơn (Lạng Sơn) tập trung đầu tư chăn nuôi đại gia súc. Ảnh: Hoàng Hà
Nông nghiệp Bắc Sơn vững bước vào xuân ảnh 6Năm 2020, đồng bào dân tộc Tày ở xã Đồng Ý, huyện Bắc Sơn (Lạng Sơn) mạnh dạn chuyển đổi đất trồng lúa kém hiệu quả sang nuôi cá lồng, thu nhập cải thiện rõ rệt

Nhờ hướng đi đúng, sản phẩm nông nghiệp của huyện Bắc Sơn đang dần có chỗ đứng trên thị trường. Năm 2020, thu nhập bình quân đầu người của huyện đạt khoảng 44 triệu đồng, đời sống người dân được cải thiện rõ rệt, diện mạo nông thôn đang khởi sắc từng ngày.

Hoàng Hà – Anh Đào

(DTMN)

Có thể bạn quan tâm