Nông dân trồng sen Đồng Tháp lo lắng vì bệnh thối ngó, cháy lá

Toàn tỉnh Đồng Tháp có tổng diện tích trồng sen trên 1.000 ha, tập trung ở các huyện: Tháp Mười, Cao Lãnh, Tam Nông, Tân Hồng và Lấp Vò. Tuy nhiên, khoảng 4 năm gần đây, nhiều diện tích trồng sen nhiễm bệnh thối ngó, cháy lá (chạy dây) khiến năng suất giảm, ảnh hưởng đến thu nhập của nông dân. Nông dân trồng sen lo lắng vì chưa có giải pháp hay loại thuốc đặc trị hiệu quả bệnh thối ngó, cháy lá trên cây sen.

Nong dan trong sen Dong Thap lo lang vi benh thoi ngo, chay la hinh anh 13ha sen của ông Nguyễn Trường An ở xã Mỹ Hòa, huyện Tháp Mười bị bệnh thối ngó, cháy lá. Ảnh: Nhựt An - TTXVN

Theo ông Lê Văn Chấn, Phó Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Đồng Tháp, năm 2021, toàn tỉnh có tổng diện tích trồng sen bị bệnh thối ngó, cháy lá 71 ha, trong đó có 5 ha nhiễm nặng, 20 ha nhiễm trung bình, còn lại nhiễm nhẹ. Bệnh thối ngó, cháy lá trên cây sen do nấm, gây hại trên các bộ phận của cây sen như lá, cuống lá, bông. Các bộ phận này của cây sen thường nhiễm bệnh khi còn trong nước hay ở gần mặt nước. Hiện tại, chưa điều tra ra nguyên nhân và chưa nghiên cứu được biện pháp phòng trị hiệu quả. Người dân có thể hạn chế bệnh thối ngó, cháy lá lây lan bằng cách thay giống sen mới và thường xuyên cho nước ra vào đồng ruộng.

Ông Huỳnh Văn Bỉ ngụ xã Mỹ Hòa, huyện Tháp Mười có thâm niên trồng sen 15 năm nay nhưng vài năm gần đây, ông cũng "điêu đứng" với bệnh thối ngó, cháy lá trên cây sen. Ruộng sen của ông Bỉ rộng 2 ha, có rất ít hoa và gương sen. Cây sen phát triển kém, nhiều cây cháy lá, chết khô khi còn nhỏ.

"Lúc trước, sen rất dễ trồng, sử dụng ít phân và thuốc bảo vệ thực vật nhưng vẫn phát triển tốt. Mỗi mét vuông trồng sen có tới 15 - 16 bông, giờ giảm chỉ còn 3 - 5 bông. Bình thường mỗi công đất trồng sen tôi thu hoạch trung bình 500 kg gương sen/năm nhưng từ khi xuất hiện bệnh thối ngó, cháy lá, năng suất gương sen giảm 50%. Vì vậy thu nhập của gia đình tôi cũng giảm theo" - ông Huỳnh Văn Bỉ cho hay.

Nong dan trong sen Dong Thap lo lang vi benh thoi ngo, chay la hinh anh 23 ha sen của ông Nguyễn Trường An ở xã Mỹ Hòa, huyện Tháp Mười bị bệnh thối ngó, cháy lá mà chưa tìm được thuốc đặc trị. Ảnh: Nhựt An - TTXVN

Năm 2007, ông Nguyễn Trường An ở xã Mỹ Hòa, huyện Tháp Mười cũng chuyển 3 ha đất trồng lúa sang trồng sen. Khoảng 7 năm nay, ông kết hợp trồng sen với kinh doanh dịch vụ du lịch. Cũng như nhiều ruộng sen khác, ruộng sen của ông An bị thiệt hại do nhiễm bệnh thối ngó, cháy lá, giảm khoảng 50% năng suất. Theo ông Nguyễn Trường An, cây sen bị bệnh, năng suất gương sen giảm, giá bán lại bấp bênh nông dân gặp nhiều khó khăn. Nhờ trồng sen kết hợp làm du lịch sinh thái, gia đình ông mới duy trì được nguồn thu và gắn bó với cây sen đến nay.

Nhiều cơ quan, tổ chức quan tâm, nghiên cứu cách trị bệnh thối ngó, cháy lá trên cây sen nhưng chưa đưa ra được phương pháp hoặc loại thuốc đặc trị hiệu quả bệnh này. Ông Huỳnh Văn Bỉ ngụ xã Mỹ Hòa, huyện Tháp Mười cho biết: "Tôi có kinh nghiệm trồng sen nhưng vấn đề tôi đang lo lắng và gặp khó khăn là bệnh thối ngó, cháy lá. Tôi mong nhận được sự giúp đỡ của các chuyên gia để có phương pháp hiệu quả trị loại vi khuẩn gây ra hai căn bệnh này trên cây sen. Nông dân chúng tôi cũng muốn có giống sen mới cho năng suất, chất lượng tốt và nhất là kháng được hai loại bệnh này".

Nong dan trong sen Dong Thap lo lang vi benh thoi ngo, chay la hinh anh 3Sen bị thối ngó, cháy lá có thể làm giảm năng suất trên 50%. Ảnh: Nhựt An - TTXVN

Thời gian qua, cây sen đã gắn bó với người dân Đồng Tháp, không chỉ mang lại lợi ích kinh tế mà còn ăn sâu vào đời sống văn hoá, tâm linh. Với tầm quan trọng đó, Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã đưa ngành hàng sen vào 1 trong 6 ngành hàng chủ lực của tỉnh để tập trung tái cơ cấu ngành nông nghiệp. UBND tỉnh Đồng Tháp đang xây dựng Đề án phát triển sản phẩm sen Đồng Tháp giai đoạn 2021 - 2025 và định hướng tới năm 2030. Mục tiêu đề án là đến năm 2025 mở rộng diện tích trồng sen lên 3.000 ha, sản lượng ước đạt khoảng 2.500 - 3.000 tấn hạt/năm.

Nhựt An

Tin liên quan

Gia tăng chuỗi giá trị cây sen nơi đất sen hồng

Sen là một trong những ngành hàng được bổ sung trong tái cơ cấu nông nghiệp của tỉnh Đồng Tháp. Mục tiêu phát triển ngành này hiệu quả, chất lượng để nâng cao chuỗi giá trị cây sen trở thành đặc sản nổi tiếng ở vùng đất sen hồng.


Hiệu quả cao từ mô hình trồng sen lấy củ của chị Nguyễn Thị Thanh Vân

Mô hình thí điểm trồng sen lấy củ của gia đình chị Nguyễn Thị Thanh Vân, ấp Tân Hiệp, xã Long Tân, huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu được Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh chọn làm mô hình thí điểm đầu tiên của tỉnh. Sau gần 2 năm thực hiện mô hình này cho thấy những hiệu quả nhất định.


Trồng sen ở Đồng Tháp cho lợi nhuận cao

Vụ mùa Đông Xuân 2018-2019, nông dân trong tỉnh Đồng Tháp chuyển đổi gần 200 ha đất trồng lúa sang trồng sen lấy gương, bình quân mỗi héc ta cho lãi từ 60 -100 triệu đồng, lãi gấp 2-3 lần trồng lúa. Trồng sen ở Đồng Tháp nhiều nhất là ở các huyện Tháp Mười, Thanh Bình, Tam Nông và Cao Lãnh; trong đó, huyện Tháp Mười trồng gần 70 ha.


Phòng bệnh thán thư để tăng hiệu quả kinh tế cho việc trồng sen

Do thời tiết nắng nóng kéo dài, trong những ngày qua, trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế xuất hiện tình trạng sen trồng trong hồ chết hàng loạt với biểu hiện của bệnh thán thư. Bệnh xuất hiện nhiều nhất tại các xã Phong Hiền, Phong An (huyện Phong Điền) cùng một số địa phương khác thuộc huyện Quảng Điền và thị xã Hương Trà. 


Kỹ thuật trồng cây sen lấy củ

Có hàng trăm giống sen được trồng theo mục đích lấy củ, lấy hạt hoặc lấy hoa. Có giống có 2 hoặc cả 3 đặc tính trên nhưng được xếp loại theo đặc tính có ưu thế nhất. Giống cho củ có rất ít hoa, thường là hoa trắng, giống cho hoa hạt rất ít, không cho củ.


Trồng lúa kết hợp với sen giúp nông dân nghèo Tháp Mười nâng cao thu nhập

Tân Phước là huyện nằm trong vùng Đồng Tháp Mười (tỉnh Tiền Giang). Cư dân nơi đây đa phần đều từ các nơi khác vào khai hoang lập nghiệp, cuộc sống ban đầu nhiều khó khăn, vất vả. Nhưng nhờ chí thú làm ăn, nhạy bén trước những thời cơ và vận hội mới, biết phát huy tiềm năng vùng đất mới để xây dựng những mô hình làm ăn kinh tế hiệu quả mà nhiều nông dân nghèo khó đã dựng nên cơ nghiệp bền vững.



Đề xuất