Nông dân người Mường làm giàu trên mảnh đất quê hương

Đến xóm Máy 4, xã Hòa Bình, thành phố Hòa Bình (Hòa Bình), hỏi ai cũng biết ông Nguyễn Văn Hùng, sinh năm 1963, người dân tộc Mường, một nông dân tiêu biểu vượt khó vươn lên làm giàu.

Nong dan nguoi Muong lam giau tren manh dat que huong hinh anh 1Ông Nguyễn Văn Hùng với những tấm bằng khen và giấy khen được trao tặng. Ảnh: An Nhiên

 Tận dụng đất đồi trống của cha ông để lại, ông Hùng mạnh dạn đầu tư trồng cây keo lai. Tới nay, ông Hùng có khoảng 10 ha keo lai, hứa hẹn đem lại một nguồn kinh tế dồi dào. Bên cạnh cây keo lai, ông Hùng còn phát triển kinh doanh vận tải và sản xuất gạch bê tông, tạo công ăn việc làm thường xuyên cho 7 - 10 nhân công là con em đồng bào dân tộc. Từ các hoạt động sản xuất, mỗi năm ông Hùng có thu nhập từ 300 - 500 triệu đồng. Hưởng ứng phong trào xây dựng nông thôn mới, năm 2015, ông Hùng đã tự nguyện hiến 300 m2 đất của gia đình để làm đường giao thông, góp phần cải thiện bộ mặt nông thôn.

Nong dan nguoi Muong lam giau tren manh dat que huong hinh anh 2Cơ sở sản xuất gạch bê tông của gia đình ông Nguyễn Văn Hùng đem lại công ăn việc làm thường xuyên cho bà con đồng bào dân tộc Mường. Ảnh: An Nhiên
Nong dan nguoi Muong lam giau tren manh dat que huong hinh anh 3Ông Nguyễn Văn Hùng luôn sẵn sàng giúp đỡ, chia sẻ với các hoàn cảnh khó khăn, trao đổi kinh nghiệm làm ăn với bà con làng xóm. Ảnh: An Nhiên

Với những thành tích đạt được, ông Hùng vinh dự được bầu là đại biểu tham dự Đại hội đại biểu toàn quốc các dân tộc thiểu số Việt Nam lần thứ 2 tại Hà Nội. Ông Hùng chia sẻ: “Tôi rất vinh dự trở thành đại biểu đi dự đại hội. Tôi luôn tin tưởng Đảng và Nhà nước sẽ có những cơ chế, chính sách tốt nhất giúp đồng bào dân tộc vươn lên hòa nhập với sự phát triển chung của cả nước”.

Hoàng Hải – An Nhiên

Tin liên quan

Mô hình trồng nấm làm giàu của chị Lương Thị Kim Ngọc mở hướng đi mới cho phong trào phụ nữ phát triển kinh tế ở huyện Gia Bình

Mô hình trồng nấm của chị Lương Thị Kim Ngọc, sinh năm 1989, tại xã Đông Cứu, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh, được triển khai từ năm 2015. Đến nay, mô hình đã trở thành điển hình, mở ra hướng đi mới cho phong trào phụ nữ phát triển kinh tế tại địa phương. Vừa qua, trong Cuộc thi Phụ nữ khởi nghiệp toàn quốc năm 2020, mô hình của chị được chọn là một trong 8 ý tưởng phụ nữ khởi nghiệp xuất sắc nhất.


Chị Lê Thị Vân làm giàu nhờ chuyển giao kỹ thuật, thiết bị nông nghiệp công nghệ cao

Sinh ra trong một gia đình thuần nông nghèo, cuộc sống nhiều khó khăn, chị Lê Thị Vân (sinh năm 1986, trú tại khu phố 1, thị trấn Sao Vàng, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa) đã xây dựng thành công mô hình chuyển giao kỹ thuật, cung cấp thiết bị nông nghiệp công nghệ cao với lãi ròng đạt gần 1 tỷ đồng/năm. Ngoài ra, chị còn tạo việc làm cho 35 lao động với mức lương 9-10 triệu đồng/người/tháng.


Đảng viên trẻ dân tộc Nùng nỗ lực làm giàu

Với ý chí và nghị lực của mình, anh Nông Văn Hoàn, 33 tuổi, dân tộc Nùng, đảng viên trẻ, trưởng xóm Nà Nôm, xã Hồng Trị, huyện Bảo Lạc (Cao Bằng) đã tích cực sản xuất để thoát nghèo và vươn lên làm giàu.


Làm giàu từ nuôi ong bạc hà

Mật ong bạc hà là đặc sản quý hiếm chỉ có ở vùng cao nguyên đá Đồng Văn, nơi có loài hoa bạc hà tím biếc tỏa hương thơm dịu nhẹ. Nghề nuôi ong bạc hà của đồng bào nơi đây nhờ thế mà có từ bao đời nay. Trong những năm gần đây, mật ong bạc hà đã mở ra triển vọng mới trong phát triển kinh tế của người dân huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang.



Đề xuất