Nông dân Khmer phát triển nông nghiệp đô thị

Nông dân Khmer phát triển nông nghiệp đô thị
Ông Thạch Ngọc Kết, dân tộc Khmer, ở khóm 4, phường 5, thành phố Trà Vinh, đã có kinh nghiệm gần 8 năm trồng hoa lan bằng cấy mô. Ông đã đầu tư làm các giá thể sắp xếp trên 1.000 chậu hoa lan giống Sonia trắng tím của Thái Lan. Sau một năm trồng có lợi nhuận trên 8,4 triệu đồng/60 m2/1.000 cây sau khi đã trừ chi phí và năng suất. Giá trị của hoa sẽ tiếp tục tăng lên ở năm thứ 2, 3 tiếp theo, tăng hiệu quả kinh tế trên cùng đơn vị diện tích, tạo nguồn thu nhập ổn định cho người trồng hoa, tăng thêm thu nhập 10 - 15% cho hộ thực hiện mô hình. Vừa qua, ông được Trung tâm khuyến nông - khuyến ngư tỉnh chọn hỗ trợ mô hình “Trồng hoa lan cắt cành”.
Nông dân Khmer phát triển nông nghiệp đô thị ảnh 1
Mô hình trồng hoa lan cắt cành của ông Thạch Ngọc Kết.
Ông Kết cho biết: “Lan là cây trồng dễ chăm sóc, nếu đảm bảo được các điều kiện thuận lợi cho cây phát triển. Các yếu tố quan trọng nhất đối với lan là ánh sáng, nước tưới, độ ẩm, chậu hay giá thể và dinh dưỡng. Mật độ chiếu sáng ảnh hưởng rất lớn tới quá trình sinh trưởng, phát triển và ra hoa của lan. Thiếu nắng cây lan vươn cao, nhưng nhỏ và ốm yếu, lá màu xanh tối, dễ bị sâu bệnh tấn công, cây ít nảy chồi, khó ra hoa, hoa nhỏ và ngắn, màu sắc không tươi, hoa nhanh tàn”.  Trồng lan là mô hình chuyển đổi cơ cấu sản xuất theo hướng đa dạng hóa các loại cây trồng có giá trị kinh tế cao, đáp ứng nhu cầu giống tốt và chất lượng cao phục vụ cho sản xuất và thị trường, giảm chi phí trong sản xuất, góp phần làm tăng lợi nhuận mang lại hiệu quả kinh tế cao; cung cấp sản phẩm an toàn, tạo thị trường ổn định, hướng đến nền nông nghiệp đô thị, xanh, bền vững.
Báo Tin Tức

Có thể bạn quan tâm