Nông dân huyện Sóc Sơn khai thác tiềm năng vùng dược liệu

Khai thác lợi thế vùng đất đồi gò, bán sơn địa, những năm qua, huyện Sóc Sơn (Hà Nội) đã đẩy mạnh phát triển mô hình trồng cây dược liệu. Theo số liệu thống kê của huyện Sóc Sơn, tổng diện tích trồng cây dược liệu trên địa bàn huyện hiện vào trên 80ha. Nhờ áp dụng tổng thể các biện pháp kỹ thuật về giống thuần chủng, thâm canh, cơ giới hóa sản xuất, chế biến, giá trị từ cây dược liệu mang lại đạt 280 - 420 triệu đồng/ha. Đối với những diện tích cây dược liệu canh tác hữu cơ, giá trị mang lại cao hơn từ 1,5 - 2 lần. Qua đó, đời sống của người nông dân trong huyện được cải thiện đáng kể. Những năm tới đây, huyện Sóc Sơn định hướng tiếp tục mở rộng các vùng chuyên canh cây dược liệu; từng bước xây dựng mô hình liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm dược liệu, kết hợp với du lịch trải nghiệm nông nghiệp sinh thái và du lịch văn hóa tâm linh, phấn đấu xây dựng huyện Sóc Sơn trở thành trung tâm du lịch sinh thái trải nghiệm kết hợp chăm sóc sức khỏe từ các sản phẩm thảo dược.

Nong dan huyen Soc Son khai thac tiem nang vung duoc lieu hinh anh 1Cánh đồng dược liệu ở xã Xuân Giang, huyện Sóc Sơn (Hà Nội).

Thanh Tuyền 

Tin liên quan

Kon Tum phấn đấu trở thành Trung tâm dược liệu của cả nước vào năm 2025

Ngày 13/6, Tỉnh ủy Kon Tum tổ chức Hội nghị tổng kết Nghị quyết số 10-NQ/TW, ngày 18/01/2002 của Bộ Chính trị khóa IX “về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Tây Nguyên thời kỳ 2001-2010” và Kết luận số 12-KL/TW, ngày 24/10/2011 của Bộ Chính trị khóa XI “về tiếp tục thực hiện Nghị quyết 10-NQ/TW của Bộ Chính trị (khóa IX) phát triển vùng Tây Nguyên thời kỳ 2011-2020” trên địa bàn.


Bảo tồn và phát triển cây dược liệu quý tại Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hu

Nhằm bảo tồn và phát triển, nhân rộng mô hình trồng các loài cây dược liệu quý hiếm, Ban Quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hu, tỉnh Thanh Hóa, đã thực hiện dự án khoa học công nghệ “Điều tra, bảo tồn và phát triển hai loài cây dược liệu ba kích, sa nhân tím tại Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hu, giai đoạn 2017-2021”. Qua đó, phát hiện cây ba kích mọc rải rác ở tiểu khu 120, 98, 71 và 72, còn cây sa nhân tím mọc theo đám ở hầu hết các tiểu khu và khu vực điều tra thuộc các khu rừng của 2 huyện Quan Hóa và Mường Lát. Hiện cán bộ dự án đã xây dựng được giải pháp bảo tồn, phát triển hai loài dược liệu quý này.


Liên kết trồng cây dược liệu theo chuỗi giá trị ở Yên Bái

Khai thác tiềm năng, lợi thế để liên kết trồng cây dược liệu theo chuỗi giá trị đang mở ra hướng đi mới trong sản xuất nông nghiệp vùng cao, góp phần chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng theo hướng sản xuất hàng hóa, nâng cao giá trị kinh tế cho người nông dân trên địa bàn tỉnh Yên Bái.



Đề xuất