Nón lá dừa trong đời sống người Co

Đối với đồng bào dân tộc Co, huyện Bắc Trà My (Quảng Nam), chiếc nón lá dừa không chỉ sử dụng như phương tiện che, đội đầu rất hữu ích và thiết thực trong đời sống hàng ngày, những dịp đi xa nhằm đáp ứng trước các hiện tượng mưa, nắng của thiên nhiên, giúp họ trong lao động sản xuất, mà chiếc nón lá dừa còn là nét đặc trưng văn hóa của người Co nơi đây.
 
 Thích ứng với môi trường thiên nhiên
 
Đồng bào dân tộc Co là cư dân sinh sống lâu đời trên vùng Trường Sơn – Tây Nguyên nói chung dọc trên những triền núi thấp và thung lũng nhỏ thuộc huyện Bắc Trà My. Điều kiện thiên nhiên nơi đây rất khắc nhiệt, nắng nhiều, mưa cũng nhiều. Để thích ứng với môi trường trên, từ lâu người Co đã biết dùng các loại vỏ cây, lá rừng để làm phương tiện che, đội của tộc người mình.

Ngoài ra, đồng bào dân tộc Co Trà My còn tạo ra chiếc nón làm từ lá dừa rừng (nuát xa dlưr) và nó trở thành phương tiện đội rất hữu ích và thiết thực trong đời sống của tộc người mình. Trong gia đình, người đàn ông dân tộc Co nào cũng có một chiếc nón lá dừa để sử dụng. Khi đi làm nương, vào dịp đi thăm anh em, bạn bè, họ hàng ở những làng xa, bao giờ người đàn ông Co cũng mang theo chiếc nón dùng để che nắng, che mưa.

Non la dua trong doi song nguoi Co hinh anh 1
Đàn ông dân tộc Co huyện Bắc Trà My (Quảng Nam) trong trang phục truyền thống với chiếc nón lá dừa.
Khéo léo và công phu

Già làng Hồ Văn Hành, 73 tuổi dân tộc Co hiện đang sinh sống tại thôn 2A, xã Trà Kót, huyện Bắc Trà My (Quảng Nam) cho biết: Để làm được một chiếc nón lá dừa rừng (nuát xa dlưr) rất khó khăn, không phải đàn ông dân tộc Co nào cũng làm được, chỉ có những đàn ông Cor khéo tay mới tạo ra chiếc nón đẹp và hoàn hảo, dẫu rằng không có một quy chuẩn hay về cả kích thước, khuôn mẫu nào định sẵn. Với người Co quê ông, chỉ biết ước chừng làm ra chiếc nón tốn bao nhiêu thời gian.

Theo tìm hiểu của chúng tôi, để tạo ra một chiếc nón đúng tiêu chuẩn thì khâu chuẩn bị nguyên liệu đóng vai trò then chốt. Người đàn ông thường tốn rất nhiều thời gian và công sức để vào rừng tìm mây cám mục và lá dừa rừng. Theo kinh nghiệm, người Co thường khai thác lá dừa rừng không quá già mà cũng không quá non. Mùa khai thác lá dừa rừng là những ngày cuối tháng hoặc vào những dịp không có trăng thì lá dừa sẽ không bị sâu và có độ bền cao.

Khi tìm được lá dừa từ rừng đem về, họ bắt tay vào làm khung xương nón, kích cỡ 40cm x 45cm. Với nghệ thuật đan long mốt, các lỗ nan có dáng hình lục giác. Để tạo dáng và khung đỡ cho chiếc nón, phần rìa và các đường đan được bẻ gập làm cho khung nón không bị bung ra. Khi khung làm xong, họ tiến hành lợp lá, số lượng lá cho một chiếc nón thường từ 2 - 3 lá dừa rừng. Việc tiếp theo là cạp vành bằng kỹ thuật rút vành trong cho đến vành ngoài. Để giữ cho nón cố định, người Co đan thêm gờ hình tròn, đường kính khoảng 10cm bằng mây ở chính giữa nón để giữ cho nón có độ thăng bằng thích hợp và mỗi khi đội không bị lệch, cuối cùng là làm quai nón thường bằng dây rừng hoặc dây mây vót nhỏ đan theo lối long mốt tạo cho dây quai nón có dáng hình xoắn rất chắc chắn.

Hình ảnh thân quen của đồng bào Co

Có thể nói, từ lâu chiếc nón lá dừa đã ăn sâu vào tiềm thức của mỗi người Co nơi đây. Qua thời gian đã có sự chuyển biến và ảnh hưởng lẫn nhau nhưng dẫu rằng trong điều kiện hội nhập như hiện nay, do có sự giao lưu văn hóa vùng miền của các dân tộc sống cận cư trong vùng diễn ra mạnh mẽ, đã và đang làm cho những yếu tố văn hóa cổ truyền của đồng bào dân tộc Co huyện Bắc Trà My đang bị mai một, nhưng với chiếc nón lá dừa nó luôn là vật dụng không thể thiếu trong đời sống hàng ngày, trong lao động sản xuất, những dịp đi xa mà nó còn là hình ảnh thân quen lưu lại trong ký ức của người Co nơi đây.

Nếu có dịp đến với các bản làng của đồng bào dân tộc Co vào cuộc sống hàng ngày, thì chiếc nón lá dừa không chỉ được người đàn ông Co sử dụng như một người bạn mà nó còn là một tập quán sinh hoạt rất phổ biến của đồng bào vùng cao huyện Bắc Trà My (Quảng Nam) trong lao động sản xuất, vào dịp lễ hội truyền thống.
 
Theo langvietonline.vn
 

Tin liên quan

Dân tộc Co

Người Co cư trú rất lâu đời ở tây bắc tỉnh Quảng Ngãi và tây nam tỉnh Quảng Nam.


Người níu giữ hồn Cor

Vào ngày đầu tháng 5-2019, tôi về xã Trà Kót, huyện Trà My, tỉnh Quảng Nam trong cơn mưa chiều nặng hạt. Sau cơn mưa, bầu trời vùng cao trở nên thoáng mát và con đường dẫn về nhà già Nguyễn Thanh Nghĩa (76 tuổi), ở thôn 2 ngút ngàn một màu xanh của những vườn keo lai lá tràm mát rượi. Ở đó, chúng tôi còn được khám phá nét văn hóa truyền thống của dân tộc Cor do già Nghĩa đang ngày đêm tâm huyết gìn giữ và bảo tồn…


Nét đẹp trong lễ cưới dân tộc Cor

Tuy dân số không đông, địa bàn cư trú không rộng nhưng đồng bào Cor vẫn còn bảo lưu nhiều vốn văn hóa cổ truyền mang đậm bản sắc tộc người, nhất là lễ hội dân gian, trong đó lễ cưới hội tụ nhiều thuần phong mỹ tục, nhiều dấu ấn văn hóa đặc sắc.


Vẻ đẹp trang phục dân tộc Cor

Cũng giống như nhiều dân tộc khác ở Tây Nguyên, trang phục của đồng bào Cor (Quảng Ngãi) không chỉ mang vẻ đẹp độc đáo, mà còn thể hiện nét văn hoá, bản sắc riêng của toàn thể cộng đồng.


Bếp lửa trong đời sống của người Cor

Đối với người Cor ở huyện vùng cao Bắc Trà My (Quảng Nam), bếp lửa có vai trò, vị trí quan trọng, vừa là chỗ đun nấu, bảo quản lương thực, vừa đề phòng thú dữ và cầu mong sự may mắn, ấm no, hạnh phúc. Chính vì lẽ đó, các gia đình người Cor luôn quây quần sinh hoạt bên không gian bếp lửa.


Lễ cầu mưa của người Cor

Trong đời sống của đồng bào dân tộc Cor, lễ cầu mưa là một nghi lễ nông nghiệp quan trọng, có từ lâu đời. Đây là một nghi lễ truyền thống nhằm cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt, cây cối sinh chồi nảy lộc, đâm hoa kết trái. Nghi lễ này còn thể hiện khát vọng sống của người Cor về ước mong xây dựng bản làng ngày càng giàu đẹp, ấm no, gia đình khỏe mạnh hạnh phúc.


Đấu chiêng - Nghệ thuật đặc sắc của người Cor

Với người Cor, hầu như gia đình nào cũng có người biết nhạc và múa. Thế giới của âm thanh chừng như hiện diện ở nhiều nơi trong cộng đồng Cor. Nhạc, múa, trò diễn của người Cor có khi là sinh hoạt thường ngày, có khi gắn với mục đích thực dụng như xua đuổi chim thú, bảo vệ mùa màng, có khi lại gắn với nghi lễ thiêng liêng.


Lễ cúng thần sấm của người Cor

Người Cor huyện vùng cao Bắc Trà My (Quảng Nam), là cư dân sinh sống lâu đời trên vùng Trường Sơn có tín ngưỡng đa thần cùng hệ thống các lễ hội phong phú, gắn bó mật thiết trong đời sống cộng đồng và lễ cúng thần Sấm làm nên chuỗi các hoạt động văn hóa để các lễ hội truyền thống nối tiếp nhau…


Nhà dài của người Co

Nhà dài truyền thống là không gian kiến trúc độc đáo, thể hiện đặc trưng trong đời sống sinh hoạt, tín ngưỡng, tâm linh, văn hóa của đồng bào dân tộc Co.


Người Co

Người Co cư trú rất lâu đời ở tây bắc tỉnh Quảng Ngãi và tây nam tỉnh Quảng Nam.


Người Cor với nghi lễ lấp lỗ chân trâu

Người Cor là cư dân sinh sống lâu đời trên những triền núi thấp và thung lũng nhỏ thuộc hai huyện Trà Bồng và Trà Thủy (tỉnh Quảng Ngãi) và huyện Bắc Trà My (tỉnh Quảng Nam). Đồng bào Cor hiện còn duy trì nhiều nghi lễ liên quan đến lao động sản xuất, tín ngưỡng dân gian… nhằm tạ ơn trời đất, cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu.



Đề xuất