Tạo những mô hình sinh kế bền vững giúp đồng bào vùng dân tộc thiểu số miền núi, biên giới giảm nghèo, phát triển kinh tế là chính sách nhất quán của Đảng, Nhà nước. Chiến lược ý nghĩa đó dù vẫn còn những thách thức, song đang đạt được nhiều thành tựu lớn. Từng bản làng nghèo, từng số phận đặc biệt khó khăn đang giảm dần, đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào đang ngày càng cải thiện, khoảng cách phát triển giữa các vùng, miền đang được nỗ lực từng bước thu hẹp...
Hướng thoát nghèo ở xã biên giới
Bản Pờ Nhù Khò, xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên. Từ tháng 9 năm 2021, ở mảnh đất “một tiếng gà gáy, ba nước Việt - Trung- Lào cùng nghe” này, vợ chồng Lý Trùy Lòng, người dân tộc Hà Nhì đã trồng hơn 2 vạn cây quế trên vạt đất dốc bỏ hoang. Theo tính toán của vợ chồng Lý Truỳ Lòng, họ mua hơn 2 vạn cây quế giống với giá là 1.800 đồng/cây. Nếu vườn quế phát triển tốt thì đến năm 2025 sẽ thu hoạch từ 240.000 đồng đến 300.000 đồng/cây.
“Sau khi trừ chi phí, lãi sẽ vào khoảng 300 triệu đồng”, Lỳ Trùy Lòng nhẩm tính rồi kể, tháng 11/2021, người dân bản Pờ Nhù Khò được tập huấn cách trồng và chăm sóc cây mắc ca. Cán bộ nông nghiệp huyện nói trồng cây mắc ca theo công nghệ cao ở Mường Nhé rất có hiệu quả kinh tế và lợi ích.
Nói về việc thí điểm trồng cây mắc ca, Chủ tịch UBND xã Sín Thầu Pờ Chinh Phạ cho biết, là xã biên giới, đồng bào dân tộc Hà Nhì chiếm 96%, tỷ lệ hộ nghèo của Sín Thầu hiện vẫn hơn 20%. Sín Thầu là địa phương được huyện chọn làm điểm chương trình phát triển kinh tế - xã hội trồng thí điểm 131 ha trên tổng số hơn 1.000 ha cây mắc ca. Hiện nay, chính quyền huyện và xã đang tuyên truyền, hướng dẫn người dân địa phương đăng ký tham gia trồng mắc ca với mong muốn nâng mức sống, góp phần giúp bà con dân tộc thiểu số Hà Nhì phát triển kinh tế, giảm nghèo.
Bày tỏ lạc quan về giống cây mới đưa về trồng ở Mường Nhé, Bí thư Huyện ủy Mường Nhé Nguyễn Quang Hưng nhấn mạnh, năm 2019, UBND tỉnh Điện Biên đã phê duyệt dự án trồng mắc ca công nghệ cao tại huyện Mường Nhé với tổng diện tích hơn 1,1 vạn ha, chia làm hai giai đoạn. Quá trình thực hiện dự án dù có một số khó khăn về thủ tục liên quan đến đất đai và giải phóng mặt bằng khiến tiến độ có chậm so với kế hoạch đề ra nhưng những khó khăn này đang được tháo gỡ. Qua đánh giá cho thấy, cây mắc ca phù hợp với điều kiện khí hậu, đất đai trên địa bàn huyện.
“Sau khi trồng khoảng 3 năm, cây sẽ cho quả và càng về sau sẽ cho quả càng nhiều nên giá trị kinh tế mà loại cây này mang lại rất lâu dài, có triển vọng mang lại nguồn thu lớn cho người dân”- ông Nguyễn Quang Hưng khẳng định.
Chia sẻ về mô hình sinh kế bền vững cho đồng bào các dân tộc thiểu số ở Mường Nhé, Chủ tịch UBND tỉnh Điện Biên Lê Thành Đô cho biết: Với diện tích đất quy hoạch cho lâm nghiệp là 694.753 ha (chiếm 72,8% tổng diện tích tự nhiên), tỉnh Điện Biên tiếp tục khai thác tiềm năng, lợi thế về đất đai để đẩy mạnh tái cơ cấu nông lâm nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, gắn với việc ứng dụng khoa học công nghệ. Trong đó, đẩy mạnh việc phát triển cây mắc ca và các loại cây công nghiệp có giá trị như cây cà phê, chè cây cao và duy trì diện tích cây cao su trên địa bàn.
Đến nay đã có 9 dự án trồng cây mắc ca theo chuỗi liên kết gắn với chế biến, tiêu thu sản phẩm được UBND tỉnh chấp thuận chủ trương đầu tư với tổng quy mô trồng được phê duyệt triển khai thực hiện 47.296 ha tại một số huyện của Điện Biên. Một số nhà đầu tư cũng đang tiếp tục quan tâm, tìm hiểu, khảo sát, đề xuất lập dự án đầu tư trồng cây mắc ca tại Điện Biên- ông Lê Thành Đô cho biết.
Kỳ vọng vào cây mắc ca sẽ là cây trồng đa mục đích, chủ lực, giúp đồng bào dân tộc thiểu số ở Mường Nhé phát triển kinh tế bền vững, hiệu quả có cơ sở khi thực tế những năm gần đây, chương trình giảm nghèo bền vững của tỉnh Điện Biên nói chung và huyện nghèo Mường Nhé đã chuyển biến rõ rệt. Tỷ lệ hộ nghèo của Điện Biên đang giảm xuống. Năm 2021, có khoảng 6.680 hộ dân ở Điện Biên đã vượt qua ranh giới đói nghèo, đưa tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh giảm xuống còn 26,76% (giảm 3,21% so với năm 2020), riêng tỷ lệ hộ nghèo của các huyện 30a giảm còn 38,64% (giảm 4,5% so với năm 2020).
Những con số “biết nói”
Huyện Mường Nhé và Điện Biên chỉ là một trong những điểm sáng trong nỗ lực, quyết tâm giảm nghèo của cả nước thời gian qua. Nhờ th
Nỗ lực giảm nghèo vùng dân tộc thiểu số miền núi, biên giới
- |
- 06:38
- |
- 25-01-2022
- |