Ninh Phước phát huy vai trò hợp tác xã ở vùng đồng bào dân tộc

Mô hình trồng nho theo hướng an toàn sinh học của một hợp tác xã ở huyện Ninh Phước (Ninh Thuận). Ảnh: Công Thử
Mô hình trồng nho theo hướng an toàn sinh học của một hợp tác xã ở huyện Ninh Phước (Ninh Thuận). Ảnh: Công Thử

Với sự hỗ trợ của chính quyền địa phương, các hợp tác xã trên địa bàn huyện Ninh Phước (Ninh Thuận) đã và đang phát huy hiệu quả trong hoạt động sản xuất - kinh doanh, góp phần nâng cao thu nhập cho các hộ thành viên.

Ninh Phước phát huy vai trò hợp tác xã ở vùng đồng bào dân tộc ảnh 1Mô hình trồng nho theo hướng an toàn sinh học của một hợp tác xã ở huyện Ninh Phước (Ninh Thuận). Ảnh: Công Thử

Ninh Phước hiện có 25 đơn vị kinh tế tập thể hoạt động theo Luật Hợp tác xã (HTX), hơn 8.000 thành viên với số lao động làm việc thường xuyên là 164 người. Ông Nguyễn Hữu Đức, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện Ninh Phước cho biết, công tác quản lý nhà nước về kinh tế tập thể luôn được huyện dành nhiều quan tâm. Riêng năm 2020, huyện đã chi hàng chục tỷ đồng hỗ trợ các HTX phát triển sản xuất, bước đầu hình thành một số mô hình liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị, giúp nâng cao thu nhập cho các hộ thành viên.

Ninh Phước phát huy vai trò hợp tác xã ở vùng đồng bào dân tộc ảnh 2Các hợp tác xã trên địa bàn huyện Ninh Phước (Ninh Thuận) chuyển đổi sản xuất lúa kém hiệu quả sang trồng cây ngắn ngày. Ảnh: Công Thử
Ninh Phước phát huy vai trò hợp tác xã ở vùng đồng bào dân tộc ảnh 3Sản phẩm gốm của Hợp tác xã gốm Chăm Bàu Trúc đã có chỗ đứng trên thị trường ở nhiều tỉnh, thành phố trong nước và xuất khẩu sang một số nước trên thế giới. Ảnh: Minh Hưng

Tận dụng tiềm năng 23.500 ha đất sản xuất nông nghiệp, trong đó có khoảng 15.000 ha trồng lúa, 12 HTX ở Ninh Phước đã tham gia mô hình liên kết chuỗi giá trị giữa doanh nghiệp - HTX - nông dân để khai thác thế mạnh của một số loại cây trồng chủ lực như: lúa, ngô (bắp), nho, măng tây xanh... Nhiều mô hình trong đó đang được nhân rộng như: mô hình sản xuất ngô giống liên kết HTX - công ty giống với diện tích 450 ha; mô hình tưới nước tiết kiệm với diện tích hơn 530 ha; mô hình chứng nhận 10 ha măng tây xanh, đậu phộng hữu cơ tại Trang trại Tiên Tiến ở xã An Hải; mô hình 10 ha nho VietGAP ở xã Phước Thuận, 11,5 ha táo ở xã Phước Vinh, 40 ha măng tây xanh ở xã An Hải...

Ninh Phước phát huy vai trò hợp tác xã ở vùng đồng bào dân tộc ảnh 4Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp Phước Thuận thuộc huyện Ninh Phước (Ninh Thuận) ứng dụng cơ giới hóa vào sản xuất lúa. Ảnh: Công Thử
Ninh Phước phát huy vai trò hợp tác xã ở vùng đồng bào dân tộc ảnh 512 hợp tác xã ở Ninh Phước (Ninh Thuận) đã tham gia mô hình liên kết chuỗi giá trị giữa doanh nghiệp - hợp tác xã - nông dân. Ảnh: Công Thử
Ninh Phước phát huy vai trò hợp tác xã ở vùng đồng bào dân tộc ảnh 6Các hợp tác xã đã chuyển sang trồng những loại cây phù hợp với vùng đất thiếu nước ở huyện Ninh Phước (Ninh Thuận). Ảnh: Công Thử

Được hỗ trợ về vốn, đất trồng, khoa học - kỹ thuật…, các HTX ở Ninh Phước đã phát huy tốt hiệu quả hoạt động. Năm 2020, doanh thu của các HTX ở Ninh Phước đạt bình quân trên 2,5 tỷ đồng/HTX, thu nhập người lao động làm việc thường xuyên đạt 25 - 31 triệu đồng/người. Các HTX trên địa bàn huyện đã khẳng định được vai trò cầu nối cho phát triển sản xuất, trao đổi hàng hóa nông nghiệp, thúc đẩy quá trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, góp phần nâng cao thu nhập cho các hộ đồng bào dân tộc ở Ninh Phước.

Công Thử - Minh Hưng

(DTMN)

Có thể bạn quan tâm