Niềm vui ở vùng cao Đăk Glei

Các thầy, cô giáo tận tâm truyền đạt kiến thức cho con em đồng bào dân tộc ở huyện Đăk Glei. Ảnh: Văn Phương
Các thầy, cô giáo tận tâm truyền đạt kiến thức cho con em đồng bào dân tộc ở huyện Đăk Glei. Ảnh: Văn Phương

Vượt qua khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19, năm 2021 vừa qua, huyện Đăk Glei (Kon Tum) đã đạt được nhiều kết quả quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội. Xuân này dường như vui hơn với đồng bào các dân tộc nơi đây.

Niềm vui ở vùng cao Đăk Glei ảnh 1Điện lưới quốc gia về với đồng bào dân tộc Giẻ - Triêng ở làng Đăk Tum, xã Đăk Môn, huyện Đăk Glei (Kon Tum). Ảnh: Cao Nguyên

Trong những ngày đầu xuân, chúng tôi đến với Đăk Glei để tìm hiểu những đổi thay trong cuộc sống của đồng bào nơi đây. Điều dễ nhận thấy nhất là hệ thống giao thông, cơ sở hạ tầng được đầu tư khá đồng bộ. Hầu hết các tuyến đường từ trung tâm huyện đi các xã đã được nhựa hóa. Trụ sở làm việc của xã, trường học, trạm y tế, nhà rông, khu sinh hoạt văn hóa - thể thao được xây dựng khang trang. Điện lưới quốc gia, hệ thống thông tin liên lạc phủ sóng đến tận thôn, làng và khu dân cư.

Niềm vui ở vùng cao Đăk Glei ảnh 2Đăk Glei là một trong những huyện phát triển thương hiệu cà phê xứ lạnh trở thành mặt hàng nông sản chủ lực của tỉnh Kon Tum. Ảnh: Dư Toán

Bên cạnh công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19, Đăk Glei đã tích cực triển khai nhiều giải pháp phát triển kinh tế - xã hội phù hợp và thích ứng với từng địa bàn. Đến nay, toàn huyện phát triển được 1.577 ha cao su, 1.759 ha cà phê, 21,2 ha sâm Ngọc Linh, 623,5 ha cây dược liệu (sâm dây, đương quy…), gần 190 ha cây ăn quả, 156 ha cây mắc ca... Năm 2021, thu nhập bình quân của huyện đạt 36 triệu đồng/người/năm (năm 2020 là 34,7 triệu đồng/người); tỷ lệ hộ nghèo còn 19,48% (giảm 5,6% so với năm 2020)… Đăk Glei hiện có 2 xã đạt chuẩn nông thôn mới là Đăk Pek và Đăk Môn, 1 xã hoàn thành 19/19 tiêu chí đang được đề nghị tỉnh công nhận và không có xã nào đạt dưới 8 tiêu chí. Các lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hóa được quan tâm và tiếp tục có sự phát triển, con em đồng bào được đến trường đầy đủ, sức khỏe đồng bào được chăm lo, đời sống vật chất, văn hóa tinh thần từng bước được nâng cao.

Niềm vui ở vùng cao Đăk Glei ảnh 3Cán bộ nông nghiệp huyện Đăk Glei xuống cơ sở, trực tiếp giúp đồng bào dân tộc thay đổi nếp nghĩ cách làm trong phát triển kinh tế, trồng và bảo vệ rừng. Ảnh: Văn Phương

Đến Mường Hoong, xã đặc biệt khó khăn của huyện Đăk Glei với trên 820 hộ và hơn 3.000 người, chủ yếu là đồng bào Xêđăng, chúng tôi cảm nhận được những đổi thay ở từng thôn, làng. Nhờ sự hỗ trợ của các cấp chính quyền, đồng bào Xê-đăng trong xã đã phát triển được 260 ha sâm dây. Từ một loại cây rừng, sâm dây trở thành một trong những cây trồng chính, góp phần cải thiện thu nhập cho hơn 80% hộ dân nơi đây.

Niềm vui ở vùng cao Đăk Glei ảnh 4Các thầy, cô giáo tận tâm truyền đạt kiến thức cho con em đồng bào dân tộc ở huyện Đăk Glei. Ảnh: Văn Phương
Niềm vui ở vùng cao Đăk Glei ảnh 5Đăk Glei triển khai và thực hiện tốt công tác bảo tồn, khôi phục nhà rông truyền thống của đồng bào các dân tộc trên địa bàn huyện. Ảnh: Văn Phương
Niềm vui ở vùng cao Đăk Glei ảnh 6Cây cầu mới được đầu tư xây dựng bắc qua sông Pô Kô trên địa bàn thị trấn Đăk Glei tạo bộ mặt mới cho đô thị trung tâm huyện. Ảnh: Văn Phương
Niềm vui ở vùng cao Đăk Glei ảnh 7Huyện Đăk Glei thời gian tới sẽ đầu tư xây dựng vùng cây dược liệu gắn với chế biến, trước hết là cây sâm dây, sâm Ngọc Linh ở các xã Mường Hoong, Ngọc Linh, Xốp. Ảnh: Văn Phương

Xuân về mang theo niềm vui cho đồng bào các dân tộc ở Đăk Glei. Phát huy thế mạnh về rừng và đất rừng, thời gian tới, huyện sẽ đầu tư xây dựng vùng cây dược liệu gắn với chế biến, trước hết là cây sâm dây, sâm Ngọc Linh ở các xã Mường Hoong, Ngọc Linh, Xốp. Đồng thời, huyện cũng sẽ từng bước hình thành và phát triển các chuỗi sản xuất; tiếp tục xây dựng thương hiệu cà phê xứ lạnh. Với ý chí, quyết tâm và sức mạnh đoàn kết, Đảng bộ và nhân dân các dân tộc huyện Đăk Glei tự tin hướng tới một tương lai tươi đẹp không xa…

Văn Phương

(DTMN)

Có thể bạn quan tâm