Những thách thức do tăng trưởng năng suất chậm ở khu vực châu Á

Những thách thức do tăng trưởng năng suất chậm ở khu vực châu Á
Theo báo cáo của Hội đồng Hội nghị, Ưu tiên Năng suất để thúc đẩy tăng trưởng, Khả năng cạnh tranh và Khả năng sinh lời, tăng trưởng năng suất đã giảm kể từ giữa những năm 2000.

Tăng trưởng kinh tế nhanh chóng tại châu Á trong vài thập kỷ qua cũng không thể giúp khu vực thoát khỏi xu hướng sụt giảm năng suất này. Tăng trưởng năng suất từ những năm 1990 tại các thị trường mới nổi, bao gồm châu Á, đã bị chậm lại cùng với sự gia tăng chi phí tiền lương và lực lượng lao động không thể nhanh chóng bắt kịp chuỗi giá trị. Điều này một phần là do những khó khăn mà các doanh nghiệp đang cố gắng tối ưu hóa sự kết hợp của lao động, vốn và chuỗi cung ứng trong khu vực phức tạp và đa dạng này.

Ví dụ, ở Singapore, tăng năng suất lao động đã giảm hơn một phần tư, từ 3,89% giai đoạn 1999-2007 xuống còn 0,77% trong giai đoạn 2008-2016. Trong cùng thời kỳ, Malaysia và Trung Quốc cũng có sự suy giảm trong tăng trưởng năng suất, tương ứng từ 3,27% xuống còn 1,05% và từ 7,74% còn 5,2%.
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa


Một giải pháp khác để đo lường năng suất lao động là xem xét năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP), theo đó, các yếu tố đầu vào không chỉ có lao động mà còn cả các dạng thức phi vật thể khác của đầu tư sản xuất hàng hóa và dịch vụ như nghiên cứu và phát triển, thiết kế, xây dựng thương hiệu và đổi mới. Nhìn vào TFP, các doanh nghiệp cần đầu tư nhiều hơn vào công nghệ mới, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực và đổi mới.

Thách thức này càng trở nên trầm trọng hơn ở châu Á do nhu cầu đối với tay nghề vẫn tiếp tục vượt xa khả năng cung cấp, dẫn đến lạm phát tiền lương cao hơn nhiều so với mức tăng năng suất. Theo khảo sát của Mercer, mức tăng lương tại Indonesia và Việt Nam trong năm 2015 lần lượt là 8,9% và 9,4%. Tương tự, tại Ấn Độ, từ năm 2007 đến 2012, chi phí đã tăng gấp ba lần năng suất lao động bình quân. Nếu không được quan tâm giải quyết, suy giảm năng suất sẽ hạn chế khả năng cạnh tranh và tiếp tục phát triển của các tổ chức trong khu vực.

Tại sao năng suất tăng trưởng chậm lại?

Tăng trưởng năng suất chậm có thể bắt nguồn từ việc giảm dần các lợi ích thu được từ việc giới thiệu công nghệ mới trong sản xuất và hậu cần 20 năm trước đây. Ngày nay, trong khi thế giới đang sôi nổi với những tác động của các công nghệ mới như robot và trí thông minh nhân tạo, thì tăng năng suất trên diện rộng vẫn chưa thể thực hiện do các thách thức trong áp dụng, thích nghi và tiếp thu công nghệ.

Một thách thức khác cản trở việc tăng năng suất là sự tập trung quá nhiều vào yếu tố đầu ra như doanh số bán hàng, dịch vụ và lợi nhuận mà không thiết lập mối tương quan rõ ràng hơn với các yếu tố đầu vào như sự phân định rõ ràng vai trò, trách nhiệm và phạm vi quản lý…

Có thể có những vấn đề vĩ mô khác ngoài khả năng kiểm soát của từng doanh nghiệp, như hạn chế về thị trường lao động, môi trường quy định không thuận lợi và khả năng tiếp cận vốn và công nghệ ở các quốc gia khác nhau ở châu Á. Sự dịch chuyển lao động trong khu vực hoặc sự thiếu hụt lao động, và các khối kinh doanh như Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) cũng có tác động đến năng suất, vì nó ảnh hưởng đến khả năng thuê mướn đáp ứng các yêu cầu cụ thể về tay nghề của các doanh nghiệp.

Các doanh nghiệp có thể làm gì?

Để ưu tiên các sáng kiến nâng cao năng suất, các tổ chức có thể bắt đầu với việc tìm hiểu sâu hơn về các yếu tố quyết định năng suất lao động, sử dụng phân tích như một cách tiếp cận năng suất.

Một giải pháp quan trọng nữa để nâng cao năng suất là đầu tư nâng cao tay nghề đội ngũ lao động hiện có. Trong thời đại số hóa hiện nay, các doanh nghiệp cần phải đổi mới và thích ứng nhanh hơn để đảm bảo tính bền vững và nâng cao năng suất là một yêu cầu quan trọng để đạt được thành công về lâu dài.

Có thể bạn quan tâm