Những lưu ý trong sản xuất rau vụ hè thu

Những lưu ý trong sản xuất rau vụ hè thu
Làm đất:

Cày đất và lên luống cao nhằm thoát nước tốt, bón lót bằng phân hữu cơ hoai mục để đất tơi xốp, thông thoáng. Với những vùng chuyên canh, cần xử lý đất bằng các loại thuốc: Copper Citrate, Copper Oxychloride, Boocdo 1%, Coc 85, Batocide… hoặc bón 20 - 25 kg vôi bột (đối với đất chua). Trên những chân đất có nhiều sâu hại, xử lý bằng thuốc hạt Diazan với lượng 0,5 - 1 kg/sào Bắc Bộ (360 m2 ).

Làm luống cao và khơi thông rãnh thường xuyên để tránh ngập úng cho cây. Ảnh: Công Thử
Làm luống cao và khơi thông rãnh thường xuyên để tránh ngập úng cho cây.  Ảnh: Công Thử


Một số cây rau màu (cà chua, dưa lê...) nhất thiết phải có vật liệu che phủ luống để hạn chế cỏ dại, giảm bức xạ nhiệt. Ảnh: Vũ Sinh
Một số cây rau màu (cà chua, dưa lê...) nhất thiết phải có vật liệu che phủ luống để hạn chế cỏ dại, giảm bức xạ nhiệt.  Ảnh: Vũ Sinh

Bón phân:

Chọn phân tổng hợp NPK để bón lót cho rau màu. Bổ sung khoảng 1 - 1,5 kg/sào phân bón gốc siêu vi lượng (trộn đều với phân NPK) hoặc phun định kỳ các chế phẩm phân vi lượng qua lá trong cả vụ. Ở các lần bón thúc nên áp dụng biện pháp bón vùi kết hợp với xới xáo.

Che phủ:

Dùng vật liệu che phủ luống (màng phủ nông nghiệp) để hạn chế cỏ dại, giảm bức xạ nhiệt, chống úng cho những cây rau màu như: cà chua, dưa hấu, dưa lê…

 

Kích thích đậu quả:

Do nắng gắt hoặc mưa nhiều nên cây trồng khó đậu quả. Vì vậy, cần sử dụng các chất điều tiết sinh trưởng để kích thích đậu quả cho cây.
Phun thuốc phòng bệnh sau mỗi đợt mưa kéo dài hay mưa to để ngăn chặn vi khuẩn và nấm gây hại. Ảnh: Đức Hoảnh
Phun thuốc phòng bệnh sau mỗi đợt mưa kéo dài hay mưa to để ngăn chặn vi khuẩn và nấm gây hại.  Ảnh: Đức Hoảnh
Lưu ý khác:

Phun thuốc phòng bệnh sau mỗi đợt mưa kéo dài hay mưa to để ngăn chặn vi khuẩn và nấm gây hại. Khi rau bị bệnh cần hạn chế tưới nước và tuyệt đối không bón đạm. Nếu cây bệnh nặng phải nhổ bỏ và tiêu hủy để hạn chế lây lan.
 
Công Thử - Lê Đức Hoảnh – Vũ Sinh

Có thể bạn quan tâm