Những điệu múa uyển chuyển của đồng bào dân tộc ở Sơn La

Những điệu múa uyển chuyển của đồng bào dân tộc ở Sơn La
Sơn La hiện có hơn 3.250 đội văn nghệ quần chúng của các bản làng và các, đơn vị, tSrường học, lực lượng vũ trang, hoạt động thường xuyên.
Sơn La hiện có hơn 3.250 đội văn nghệ quần chúng của các bản làng và các, đơn vị, tSrường học, lực lượng vũ trang, hoạt động thường xuyên.

Sơn La là tỉnh miền núi Tây Bắc, được cho là xứ sở hoa ban, hoa đào, cách thủ đô Hà Nội khoảng 300 km. Đồng bào nơi đây quan niệm rằng: “Không xòe thì như mây không bay/ không xòe thì như nước suối ngừng chảy/ không xòe không tốt lúa/ không xoè thóc cạn bồ/ không xoè trai gái không thành đôi…” (Dân ca Thái).

Điệu múa dân gian “Gieo hạt” của dân tộc Khơ Mú (đội văn nghệ bản Noong Lay, huyện Thuận Châu (Sơn La).
Điệu múa dân gian “Gieo hạt” của dân tộc Khơ Mú (đội văn nghệ bản Noong Lay, huyện Thuận Châu (Sơn La).
Rộn ràng tiếng trống ngày hội
Rộn ràng tiếng trống ngày hội
Thiếu nữ Khơ Mú với chiếc Hưn mạy (nhạc cụ gõ).
Thiếu nữ Khơ Mú với chiếc Hưn mạy (nhạc cụ gõ).

Còn người Khơ Mú, La Ha, Sinh Mún, Kháng lại nói: Vì lao động làm nương, cúi còng lưng nhiều quá, cái lưng như muốn dứt ra, nên phải "uốn lại", mới trở thành điệu múa, điệu xòe đó thôi. Trong điệu khắp của người Thái, có câu: Múa hai người cũng tốt, múa 4 người càng đẹp, múa nhiều người rất hay. Cứ vậy, vòng xòe nối dần ra, một vòng, hai vòng và nhiều vòng, thể hiện tính cộng đồng, luôn mở rộng, mời chào mọi thành viên từ già - trẻ, lớn - bé, con trai, con gái cùng tham gia, tất cả đều cuốn hút vào vòng xòe, tạo nên môi trường không gian để mọi người đến với nhau.

Vòng xòe trong đêm chia tay (xã Mường Chiên, huyện Quỳnh Nhai, Sơn La).
Vòng xòe trong đêm chia tay (xã Mường Chiên, huyện Quỳnh Nhai, Sơn La).
Tiết mục Múa ô do đội văn nghệ xã Tân Lập, huyện Mộc Châu biểu diễn
Tiết mục Múa ô do đội văn nghệ xã Tân Lập, huyện Mộc Châu biểu diễn

Phong trào văn hoá văn nghệ quần chúng ở tỉnh Sơn La phát triển sâu rộng ở cơ sở không những đáp ứng nhu cầu hưởng thụ và sáng tạo văn hoá của nhân dân các dân tộc tại địa phương, mà còn góp phần không nhỏ nâng cao dân trí, làm phong phú đời sống tinh thần, giảm tệ nạn xã hội. Đồng thời bảo tồn, khai thác, phát huy những giá trị văn hoá truyền thống, bởi không có môi trường nào để bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá tốt hơn chính ở không gian văn hóa của mỗi dân tộc. 

Tiết mục múa Chuông của đồng bào Dao xã Phiêng Luông, huyện Mộc Châu (Sơn La).
Tiết mục múa Chuông  của đồng bào Dao xã Phiêng Luông, huyện Mộc Châu (Sơn La).
Biểu diễn trên đường phố điệu múa khèn của người Mông trong ngày Tết Độc lập ở Mộc Châu.
Biểu diễn trên đường phố điệu múa khèn của người Mông trong ngày Tết Độc lập ở Mộc Châu.
Múa sạp của đồng bào Tây Bắc
Múa sạp của đồng bào Tây Bắc
Nghệ nhân dân tộc La Ha ở xã Nặm Giôn, huyện Mường La, biểu diễn Pí Láo nọi - một loại sáo dọc làm bằng đoạn nứa có chiều dài 35-40 cm, đường kính 0,6cm, một đầu có mấu kín.
Nghệ nhân dân tộc La Ha ở xã Nặm Giôn, huyện Mường La, biểu diễn Pí Láo nọi - một loại sáo dọc làm bằng đoạn nứa có chiều dài 35-40 cm, đường kính 0,6cm, một đầu có mấu kín.

Có thể bạn quan tâm