Những bông hoa “giữ lửa” nghề

Việt Nam có hàng nghìn làng nghề truyền thống đã và đang được bảo tồn, gìn giữ đến ngày nay, trong đó, phụ nữ đóng vai trò quan trọng “giữ lửa” nghề.

Hình ảnh những người phụ nữ ngày đêm tần tảo, cần mẫn, miệt mài làm nên những sản phẩm độc đáo toát lên vẻ đẹp trong lao động bình dị, mộc mạc của người phụ nữ Việt Nam, khơi dậy trách nhiệm và niềm tự hào về nghề truyền thống của quê hương.

Nhung bong hoa “giu lua” nghe hinh anh 1Phụ nữ Đồng Tháp giữ nghề dệt chiếu Thanh Bình, ấp An Khương, xã Định Yên, huyện Lấp Vò. Ảnh: An Hiếu - TTXVN
Nhung bong hoa “giu lua” nghe hinh anh 2Phụ nữ Tây Nguyên giữ nghề dệt thổ cẩm để bảo tồn văn hóa dân tộc. Ảnh: Hồng Điệp - TTXVN
Nhung bong hoa “giu lua” nghe hinh anh 3Phụ nữ làng gốm Chu Đậu (huyện Nam Sách, Hải Dương) vẽ men tạo hoa văn, họa tiết lên sản phẩm gốm. Ảnh: Phương Hoa - TTXVN
Nhung bong hoa “giu lua” nghe hinh anh 4Niềm vui của người phụ nữ tham gia nghề kéo rùng truyền thống ở vùng biển Sầm Sơn (Thanh Hóa). Ảnh: Trọng Đạt - TTXVN
Nhung bong hoa “giu lua” nghe hinh anh 5Phụ nữ Chăm thêu tanh truyền thống để giới thiệu đến du khách tại Khu du lịch Champa Island (TP. Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa). Ảnh: Phan Sáu - TTXVN
Nhung bong hoa “giu lua” nghe hinh anh 6Nghề đan cỏ bàng truyền thống của phụ nữ xã Phú Mỹ, huyện Giang Thành, tỉnh Kiên Giang. Ảnh: Lê Huy Hải - TTXVN
Nhung bong hoa “giu lua” nghe hinh anh 7Chị Lý Thị Thương là con dâu của nghệ nhân Nguyễn Thị Oanh, làng Đông Hồ, xã Song Hồ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh đã có 10 năm làm tranh khắc gỗ dân gian truyền thống cùng gia đình. Ảnh: Minh Quyết - TTXVN
Nhung bong hoa “giu lua” nghe hinh anh 8Là một trong những người đã góp phần rất lớn vào việc khôi phục, truyền lửa và phát huy giá trị nghề dệt cói truyền thống, Nghệ nhân ưu tú Trần Thị Việt ở xã Nga Thanh, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa đã dành cả cuộc đời mình để gắn bó với nghề cói. Ảnh: Khiếu Tư-TTXVN
Nhung bong hoa “giu lua” nghe hinh anh 9Nghề dệt thổ cẩm truyền thống của dân tộc S'tiêng tỉnh Bình Phước vẫn được lưu giữ trong đời sống hộ gia đình. Trong đó, phụ nữ là người góp phần quan trọng "giữ lửa" dệt thổ cẩm truyền thống nhờ bàn tay khéo léo, tính cần mẫn và tâm huyết đã âm thầm truyền nguồn cảm hứng cho thế hệ sau. Ảnh: K GỬIH -TTXVN
Nhung bong hoa “giu lua” nghe hinh anh 10Nghề dệt thổ cẩm là một trong những nét văn hóa lâu đời, đặc sắc nhất của phụ nữ người Mông ở Yên Bái. Ảnh: Tiến Khánh - TTXVN
Nhung bong hoa “giu lua” nghe hinh anh 11Chị Tráng Thị Dua (bên trái), huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La truyền dạy nghề thêu, may truyền thống của đồng bào dân tộc Mông cho con gái. Ảnh: Quang Quyết-TTXVN
Nhung bong hoa “giu lua” nghe hinh anh 12Không gian trưng bày, giới thiệu sản phẩm dệt zèng của phụ nữ Thừa Thiên-Huế. Ảnh: Hồ Cầu-TTXVN
Nhung bong hoa “giu lua” nghe hinh anh 13Nghề dệt thổ cẩm của đồng bào Chăm ở xã Châu Phong, thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang đã trải qua hàng thế kỷ, được các thế hệ phụ nữ Chăm giữ gìn, phát triển bằng hình thức “mẹ truyền con nối”. Ảnh: An Hiếu - TTXVN
Nhung bong hoa “giu lua” nghe hinh anh 14Lớp dệt thổ cẩm được duy trì thường xuyên như một sản phẩm du lịch của phụ nữ Pà Thẻn ở huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang. Ảnh: Nam Sương - TTXVN
Nhung bong hoa “giu lua” nghe hinh anh 15Mô hình khởi nghiệp đan lát hàng thủ công, mỹ nghệ của phụ nữ xã Phú Đức, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre. Ảnh: Chương Đài - TTXVN

TTXVN

Tin liên quan

Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam Hà Thị Nga: Nhanh chóng triển khai các mục tiêu của Đại hội về cơ sở

Đại hội đại biểu Phụ nữ Việt Nam lần thứ XIII, nhiệm kỳ 2022-2027 đã thành công tốt đẹp. Bà Hà Thị Nga, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam khóa XIII đã trả lời phỏng vấn của phóng viên Thông tấn xã Việt Nam về thành công của Đại hội cũng như những phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm trong công tác hội thời gian tới.


Đại hội đại biểu Phụ nữ 2022: Tạo nền tảng cơ bản giúp phụ nữ khởi nghiệp thành công

Tiếp tục chương trình làm việc, sáng 11/3, Đại hội đại biểu Phụ nữ toàn quốc lần thứ XIII, nhiệm kỳ 2022 – 2027 nghe các đại biểu trình bày tham luận tại Hội trường. Nhiều đại biểu đã chia sẻ những mô hình hay, cách làm sáng tạo trong hoạt động sản xuất kinh doanh, đem lại hiệu quả kinh tế cao.


Phụ nữ Lai Châu góp sức xây dựng nông thôn mới

Thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới, các cấp hội phụ nữ trên địa bàn tỉnh Lai Châu đã cụ thể hóa các chương trình, cuộc vận động nhằm phát huy vai trò của cán bộ, hội viên, phụ nữ trong xây dựng nông thôn mới ở địa phương, từng bước khẳng định vai trò, vị thế của phụ nữ trong xã hội hiện nay.


Chị Lò Thị Út truyền cảm hứng tới phụ nữ đồng bào dân tộc thiểu số

Thấm nhuần lời dạy của Bác: “Dân vận kém thì việc gì cũng kém, dân vận khéo thì việc gì cũng thành công”, chị Lò Thị Út, Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ bản Bó Phương, xã Yên Sơn, huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La đã không ngừng nỗ lực, cống hiến và truyền cảm hứng tích cực tới phụ nữ đồng bào dân tộc thiểu số.


Trần Thùy Nhi - Người phụ nữ mang cói Việt ra thế giới

Huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình lâu nay nổi tiếng với nghề trồng cói và sản xuất những mặt hàng thủ công mỹ nghệ từ cói. Các sản phẩm từ cói của nhiều làng nghề trên địa bàn không chỉ được tiêu thụ trong nước mà còn được xuất khẩu với số lượng lớn. Một trong những cơ sở sản xuất uy tín, góp phần tạo nên thương hiệu cói Kim Sơn chính là Công ty Vina Handicrafts mà chị Trần Thùy Nhi, Phó Giám đốc công ty đóng vai trò quyết định đến những thành công của công ty. Công ty Vina Handicrafts có trụ sở tại xóm 12, xã Quang Thiện, huyện Kim Sơn còn được bạn hàng xa gần biết đến với thương hiệu thuần văn hóa phương Đông, mang tên Cói Việt.



Đề xuất