Long An chủ động phòng chống thiên tai phục vụ sản xuất vụ Đông Xuân 2017 - 2018

Long An chủ động phòng chống thiên tai phục vụ sản xuất vụ Đông Xuân 2017 - 2018
Theo đó, tỉnh Long An tăng cường theo dõi, cập nhật các thông tin, dự báo về tình hình khí tượng thủy văn, chất lượng nước và thông báo kịp thời cho người dân để chủ động trong sản xuất; tổ chức tuần tra, kiểm tra các tuyến đê bao, bờ bao ngăn mặn, triều cường và xây dựng kế hoạch gia cố, duy tu, sửa chữa kịp thời các sự cố công trình; đồng thời thực hiện tốt theo phương châm “4 tại chỗ” để chủ động phòng chống và khắc phục hậu quả thiên tai.
Các phương tiện thi công gia cố bờ bao tại Kênh 79, xã Tân Lập, huyện Tân Hưng, Long An. Ảnh: Mạnh Linh – TTXVN
Các phương tiện thi công gia cố bờ bao tại Kênh 79, xã Tân Lập, huyện Tân Hưng, Long An. Ảnh: Mạnh Linh – TTXVN
  
Các ngành chức năng tỉnh Long An thường xuyên kiểm tra các công trình thủy lợi đầu mối, khắc phục tình hình rò rỉ nước mặn vào nội đồng; có kế hoạch vận hành, điều tiết các cống đầu mối phục vụ tốt cho việc ngăn mặn, trữ ngọt đảm bảo nguồn nước phục vụ sản xuất; triển khai gieo sạ đúng lịch thời vụ theo khuyến cáo, phù hợp với tình hình của địa phương; tổ chức vớt, diệt lục bình trên các sông rạch và kênh nội đồng để khơi thông dòng chảy đảm bảo tưới, tiêu.

Cùng với đó, tỉnh Long An phối hợp với Công ty TNHH Một thành viên Khai thác Thủy lợi Dầu Tiếng - Phước Hòa đảm bảo lưu lượng tưới cho khu tưới Đức Hòa; tăng cường lượng nước xả xuống sông Vàm Cỏ Đông để đẩy mặn thời kỳ cao điểm.
 
Cũng theo ông Lê Văn Hoàng, năm 2017, tỉnh Long An bị ảnh hưởng bởi lũ sớm của các huyện Đồng Tháp Mười, gây ảnh hưởng và thiệt hại đến sản xuất nông nghiệp với gần 1.300 ha lúa Hè thu, Thu đông; cơn bão số 14 gây thiệt hại hơn 3.600 ha lúa Thu đông, làm sập 13 căn nhà, tốc mái 98 căn nhà, làm đổ nhiều cột điện và cây xanh...

Theo thống kê, ước tỉnh tổng thiệt hại do thiên tai trong năm 2017 là trên 176 tỷ đồng./.
Báo ảnh Dân tộc và Miền núi/TTXVN

Có thể bạn quan tâm