Hơn 630 ha lúa vùng Đồng Tháp Mười chuyển sang nuôi cá

Hơn 630 ha lúa vùng Đồng Tháp Mười chuyển sang nuôi cá
Giúp người nuôi đạt hiệu quả và phát triển bền vững, ngành nông nghiệp Long An khuyến cáo người dân chú ý quá trình lựa chọn con giống đảm bảo chất lượng tốt, biết rõ ràng nguồn gốc, xuất xứ, kháng bệnh, chất lượng thịt tốt; cần có ao chứa nước thải và bùn thải để xử lý trước khi thải ra môi trường.
Việc nuôi trồng thủy sản tại vùng Đồng Tháp Mười, tỉnh Long An có từ lâu và mang lại hiệu quả kinh tế đáng kể cho người dân. Ảnh: baolongan.vn
Việc nuôi trồng thủy sản tại vùng Đồng Tháp Mười, tỉnh Long An có từ lâu và mang lại hiệu quả kinh tế đáng kể cho người dân. Ảnh: baolongan.vn
Người nuôi quan tâm đến nước thải, bùn thải và  phải xử lý đảm bảo an toàn về môi trường trước khi thải ra bên ngoài, không sử dụng các loại hóa chất kháng sinh cấm sử dụng trong nuôi trồng thủy sản. Các hộ ương cá tra, nuôi cá tra thương phẩm liên kết với các doanh nghiệp sản xuất và chế biến cá tra xuất khẩu theo chuỗi liên kết bền vững. Theo đó, các doanh nghiệp hỗ trợ vốn, kỹ thuật, tiêu thụ sản phẩm. Nhờ đó, giúp người nuôi yên tâm sản xuất và doanh nghiệp tham gia chuỗi liên kết sẽ có nguồn cung nguyên liệu phục vụ cho chế biến được ổn định, chất lượng đảm bảo yêu cầu của nhà nhập khẩu,… Cùng đó, tỉnh Long An triển khai nhiều lớp bồi dưỡng ngắn hạn và tập huấn về quy trình kỹ thuật nuôi; khuyến cáo người dân không nên đầu tư xây dựng ào ạt; tăng cường xây dựng các mô hình ương, nuôi điển hình để nhân rộng; giám sát chặt chẽ để có giải pháp tháo gỡ khó khăn kịp thời. Ngành nông nghiệp cũng yêu cầu chính quyền địa phương hướng dẫn người dân trình tự thủ tục chuyển mục đích sử dụng từ đất trồng lúa sang nuôi thủy sản; tuyên truyền, vận động người dân đầu tư xây dựng ao nuôi đạt yêu cầu kỹ thuật. Việc ương cá tra bột thành cá tra giống phần lớn là do người dân các tỉnh An Giang và Đồng Tháp sang thuê đất sản xuất để thực hiện.   Hệ thống cấp nước và thoát nước chủ yếu là nguồn nước sử dụng và nước thải được lấy và xả thải trực tiếp từ sông, kênh, rạch. Nguồn gốc cá tra bột được người dân mua từ các tỉnh An Giang, Cần Thơ và Đồng Tháp về ương thành cá tra giống. Sau thời gian ương từ 1,5 – 2 tháng, giá bán từ 40.000 – 50.000 đồng/kg (loại 40 – 45 con/kg) và bán giống cho hộ nuôi thương phẩm tại các tỉnh An Giang, Cần Thơ và Đồng Tháp; một số ít cá giống bán trên địa bàn vùng Đồng Tháp Mười. Sau khi trừ chi phí, lợi nhuận khoảng 40 – 50 triệu đồng/ha, tùy theo thời điểm có thể lên đến 100 triệu đồng/ha.
 Thanh Bình

Có thể bạn quan tâm