Hai lần đối mặt sạt lở ở vàm Thới An, Cần Thơ

Hai lần đối mặt sạt lở ở vàm Thới An, Cần Thơ
Trong số hàng trăm điểm sạt lở trên địa bàn thành phố Cần Thơ thì điểm sạt lở tại vàm Thới An (phường Thới An, quận Ô Môn) là điểm gây thiệt hại lớn nhất và đặc biệt nhất bởi nơi đây bị sạt lở liên tiếp hai lần trong 2 năm.
Hiện trường vụ sạt lở bờ sông Ô Môn (khu vực Thới Lợi, phường Thới An, quận Ô Môn, thành phố Cần Thơ) ngày 24/4/2019
Hiện trường vụ sạt lở bờ sông Ô Môn (khu vực Thới Lợi, phường Thới An, quận Ô Môn, thành phố Cần Thơ) ngày 24/4/2019
Một căn nhà bị sụp hoàn toàn xuống sông, chỉ còn lại phần vách nằm chơi vơi
Một căn nhà bị sụp hoàn toàn xuống sông, chỉ còn lại phần vách nằm chơi vơi
Bà Nguyễn Thị Bích Liên thẩn thờ đứng trước ngôi nhà bị đổ sập của gia đình do sạt lở
Bà Nguyễn Thị Bích Liên thẩn thờ đứng trước ngôi nhà bị đổ sập của gia đình do sạt lở 
Vào lúc 3 giờ sáng ngày 24/4/2019, tại khu vực đang thi công bờ kè sông Ô Môn (khu vực Thới Lợi, phường Thới An, quận Ô Môn, thành phố Cần Thơ - nơi tiếp giáp giữa sông Hậu và sông Ô Môn) đã xảy ra một vụ sạt lở nghiêm trọng. Vị trí sạt lở dài 60 m, sâu vào bờ 5 m, ảnh hưởng đến 11 căn nhà của người dân. Đây chính là nơi từng xảy ra vụ sạt lở kinh hoàng cách đây một năm, đang được thi công bờ kè thì tiếp tục sạt lở.
Trụ điện trung thế cấp điện cho khu vực Thới Lợi bị sạt lở sụp xuống sông. Người dân nơi đây phải chịu mất điện trong nhiều giờ trước khi ngành điện khắc phục
Trụ điện trung thế cấp điện cho khu vực Thới Lợi bị sạt lở sụp xuống sông. Người dân nơi đây phải chịu mất điện trong nhiều giờ trước khi ngành điện khắc phục
Vụ sạt lở “nuốt” mất con đường giao thông cặp bờ sông Ô Môn, lấn sâu vào hàng ba của ngôi nhà số 315, khu vực Thới Lợi. Trước đó ngôi nhà này cách bờ sông gần 10m.
Vụ sạt lở “nuốt” mất con đường giao thông cặp bờ sông Ô Môn, lấn sâu vào hàng ba của ngôi nhà số 315, khu vực Thới Lợi. Trước đó ngôi nhà này cách bờ sông gần 10m.
Chiếc sà lan của đơn vị thi công bờ kè đang chuẩn bị đóng cọc thì sạt lở xảy ra. Việc thi công phải tạm dừng để ngành chức năng khảo sát, khắc phục hậu quả.
Chiếc sà lan của đơn vị thi công bờ kè đang chuẩn bị đóng cọc thì sạt lở xảy ra. Việc thi công phải tạm dừng để ngành chức năng khảo sát, khắc phục hậu quả.
Anh Nguyễn Thanh Tùng, một trong 11 hộ dân bị ảnh hưởng bởi vụ sạt lở tranh thủ ăn cơm trưa trong căn phòng còn lại của ngôi nhà. Nửa căn nhà trước của anh Tùng đã bị sạt mất.
Anh Nguyễn Thanh Tùng, một trong 11 hộ dân bị ảnh hưởng bởi vụ sạt lở tranh thủ ăn cơm trưa trong căn phòng còn lại của ngôi nhà. Nửa căn nhà trước của anh Tùng đã bị sạt mất. 
Trước đó, ngày 21/5/2018, cũng tại khu vực này đã xảy ra vụ sạt lở nghiêm trọng làm 5 căn nhà đổ sụp xuống lòng sông và hàng chục căn nhà khác bị ảnh hưởng với tổng số 34 căn, thiệt hại hơn 30 tỷ đồng.
Đoạn bờ kè đang thi công để khắc phục sạt lở tại sông Ô Môn (khu vực Thới Lợi, phường Thới An, quận Ô Môn, thành phố Cần Thơ)
Đoạn bờ kè đang thi công để khắc phục sạt lở tại sông Ô Môn (khu vực Thới Lợi, phường Thới An, quận Ô Môn, thành phố Cần Thơ)
Ông Trần Văn Phong (74 tuổi, bên trái) trò chuyện cùng người bạn hàng xóm trên bờ kè trong một buổi chiều cuối tháng 2/2020. Ông Phong chia sẻ, dù đối mặt hai lần sạt lở nhưng ông cũng như người dân ở vàm Thới An đều muốn tiếp tục được sống ở mảnh đất mà họ đã gắn bó hàng chục hàng năm. Ông bày tỏ sự cảm kích với lãnh đạo thành phố Cần Thơ, chính quyền địa phương đã kịp thời khắc phục hậu quả sạt lở, giúp người dân ổn định cuộc sống.
Ông Trần Văn Phong (74 tuổi, bên trái) trò chuyện cùng người bạn hàng xóm trên bờ kè trong một buổi chiều cuối tháng 2/2020. Ông Phong chia sẻ, dù đối mặt hai lần sạt lở nhưng ông cũng như người dân ở vàm Thới An đều muốn tiếp tục được sống ở mảnh đất mà họ đã gắn bó hàng chục hàng năm. Ông bày tỏ sự cảm kích với lãnh đạo thành phố Cần Thơ, chính quyền địa phương đã kịp thời khắc phục hậu quả sạt lở, giúp người dân ổn định cuộc sống.
Hiện tại, các hộ dân ở vàm Thới An đã có thể yên tâm sinh sống như trước kia. Bờ kè cũng trở thành nơi vui chơi, thư giãn cho cả trẻ em và người lớn khu vực này vào mỗi buổi chiều.
Hiện tại, các hộ dân ở vàm Thới An đã có thể yên tâm sinh sống như trước kia. Bờ kè cũng trở thành nơi vui chơi, thư giãn cho cả trẻ em và người lớn khu vực này vào mỗi buổi chiều.
Những năm gần đây, dù chính quyền thành phố Cần Thơ đã triển khai nhiều giải pháp để ứng phó với tình trạng sạt lở bờ sông, gồm cả giải pháp công trình và phi công trình nhưng trước tình trạng thiếu hụt bùn cát do khai thác cát quá mức cộng thêm các vị trí bờ sông có đông dân cư sinh sống phải “cõng” nhiều công trình kiên cố đã khiến tình trạng sạt lở ngày thêm trầm trọng.
Thanh Liêm (thực hiện)
Báo ảnh Dân tộc và Miền núi/TTXVN

Có thể bạn quan tâm