Cà Mau tăng cường quản lý, kiểm soát hoạt động tàu cá trên biển

Cà Mau tăng cường quản lý, kiểm soát hoạt động tàu cá trên biển
Hành vi nói trên của các chủ tàu cá được xác định là nhằm để đối phó với quy định bắt buộc về quản lý hoạt động tàu cá trên biển của cơ quan chức năng.
Tàu đánh cá tại cửa biển thị trấn Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau. Ảnh: TTXVN phát
Tàu đánh cá tại cửa biển thị trấn Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau. Ảnh: TTXVN phát

Trước thực tế trên, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Nguyễn Tiến Hải cho biết, đã yêu cầu Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh chỉ đạo các Đồn Biên phòng trên địa bàn tăng cường công tác quản lý, kiểm soát chặt chẽ tàu cá ra, vào cửa biển.

Nếu trong quá trình kiểm tra phát hiện tàu cá nào chưa lắp đặt thiết bị giám sát hành trình thì kiên quyết không cho ra khơi. Đối với trường hợp tàu cá đã được lắp đặt thiết bị, nhưng khi ra khơi mà mất tín hiệu kết nối thì yêu cầu chủ tàu cho tàu nhanh chóng quay trở vào đất liền. 

Cơ quan chức năng tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, vận động chủ tàu cá có phương tiện tham gia hoạt động đánh bắt xa bờ hãy "nói không với việc khai thác thủy sản vi phạm vùng biển nước ngoài"; đoàn kết, giúp đỡ và bảo vệ lẫn nhau, tích cực bảo vệ chủ quyền biển đảo quê hương.

Cùng với đó, tỉnh Cà Mau sẽ xử lý nghiêm đối với trường hợp chủ tàu cá không tự giác thực hiện lắp đặt thiết giám sát hành trình theo quy định của UBND tỉnh hoặc cố tình cho tàu đánh bắt thủy sản vi phạm vùng biển nước ngoài.
 
Thời gian qua, cơ quan chức năng tỉnh Cà Mau đã có nhiều nỗ lực trong việc tuyên truyền, vận động cũng như tích cực hỗ trợ, hướng dẫn các chủ tàu cá lắp đặt thiết bị giám sát hành trình theo quy định của UBND tỉnh. Nhờ đó, đến tháng 10/2019, toàn tỉnh có gần 900 tàu cá, chủ yếu là tàu có công suất lớn tham gia hoạt động đánh bắt xa bờ đã lắp đặt xong thiết bị giám sát hành trình.
 
Để nâng cao công tác quản lý hoạt động tàu cá trên vùng biển, việc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình chính là giải pháp hiệu quả trong việc ngăn chặn và xử lý nghiêm các trường hợp tàu cá của tỉnh vi phạm vùng biển nước ngoài. Đồng thời, cơ quan chức năng tỉnh cũng tạo thuận lợi trong công tác quản lý cấp giấy xác nhận, chứng nhận nguồn gốc thủy sản từ khai thác.

Doanh nghiệp và người tiêu dùng truy xuất được nguồn gốc, xuất xứ sản phẩm thủy sản (tôm, cá, mực…) sau khai thác, tiêu thụ trên thị trường. Qua đó, góp phần thực hiện một số nhiệm vụ, giải pháp cấp bách khắc phục cảnh báo của Ủy ban châu Âu về chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (gọi tắt là chống khai thác IUU) trên địa bàn tỉnh.
 
Ngoài ra, quy định về lắp đặt thiết bị giám sát hành trình đối với tàu cá của tỉnh còn giúp cơ quan chức năng kịp thời triển khai công tác hỗ trợ, tìm kiếm cứu nạn tàu cá khi có xảy ra bão, tai nạn trên biển./. 
Kim Há
Báo ảnh Dân tộc và Miền núi/TTXVN

Có thể bạn quan tâm