Người dân Thái Lan đón Tết cổ truyền Songkran

Người dân Thái Lan đón Tết cổ truyền Songkran
Là đất nước với hơn 94% người dân theo đạo Phật, Thái-lan chào đón năm mới theo Phật lịch, bắt đầu bằng ngày Đản sinh của Đức Phật, 15-4. Từ Songkran xuất phát từ tiếng Phạn có nghĩa là “lúc thời gian chuyển dịch, mặt trời đi từ khu vực Hoàng Đạo sang khu vực Kim Ngưu trong vũ trụ”. Theo phong tục truyền thống của người Thái, buổi sáng, các gia đình lên chùa dâng hương, lễ Phật và thực hành nghi lễ không thể thiếu là tắm Phật đầu năm, để tỏ lòng thành kính và cầu may cho năm mới. Phật tử xếp hàng lần lượt đến trước tượng Phật, cúi lạy và cầm chiếc gáo nhỏ múc nước thơm rưới lên tượng. Mọi người mang trái cây và thức ăn dâng lên các vị sư; thả chim phóng sinh, chúc thọ ông bà, cha mẹ, lấy nước thơm vẩy lên người nhau để chúc phúc. Còn tại nhà, các bức ảnh của Đức Phật cũng được lau sạch sẽ và vẩy nước thơm. Trước đó, người dân tới bờ sông và nặn các ngôi chùa nhỏ bằng cát, mỗi hạt cát sẽ cuốn đi một tội lỗi. Sau nghi lễ ở chùa, mọi người ra đường chào đón năm mới với nghi thức đón mừng Đản sinh của Đức Phật bằng việc phun nước vào người nhau để gột rửa mọi ưu phiền của năm cũ, đón may mắn cho năm mới. Lễ hội Songkran ở thủ đô Bangkok và các tỉnh Phra Nakhon Si Ayutthaya (miền trung), Chiang Mai (miền bắc), Udon Thani (đông-bắc) được đánh giá là có quy mô hoành tráng và rầm rộ nhất ở Thái-lan. Trên mọi nẻo đường, người dân Thái-lan với trang phục sặc sỡ, bật nhạc, hò reo, nhảy múa và té nước vào nhau bằng mọi dụng cụ như gáo, xô, súng phun nước… Những ngày này, súng phun nước và các loại túi, kính chống nước là mặt hàng bán chạy nhất, được bày bán trong khắp các siêu thị, cửa hàng và trên hè phố. Những người nước ngoài, đặc biệt là du khách phương Tây tham gia té nước thậm chí còn nhiệt tình hơn cả người dân bản địa. Đôi vợ chồng Maria và Sergei tới từ Nga cho biết: “Đây là lần thứ ba chúng tôi tham dự lễ hội Songkran, một lễ hội rất vui vẻ, náo nhiệt. Người dân Thái nồng hậu và mến khách. Đây là một trải nghiệm thú vị chúng tôi không bao giờ quên”. Theo kết quả điều tra của Trường đại học Phòng Thương mại Thái-lan (UTCC), người dân và du khách sẽ chi tiêu khoảng 132 tỷ baht (4,3 tỷ USD) trong dịp tết Songkran năm nay, tăng 3,5% so với năm 2017 và là mức chi tiêu cao nhất trong 13 năm qua. Để bảo đảm an toàn cho lễ hội, chính quyền Thái-lan tăng cường lực lượng cảnh sát siết chặt an ninh tại các điểm vui chơi công cộng, gia tăng kiểm tra phương tiện giao thông nhằm giảm thiểu số vụ tai nạn trên đường trong dịp đầu năm mới. Theo thông báo của Trung tâm chỉ đạo an toàn đường bộ, trong hơn hai ngày đầu của “bảy ngày nguy hiểm”, từ ngày 12 đến 17-4, đã có 188 người chết, gần 2.000 người bị thương trong tổng số 1.846 vụ tai nạn giao thông.
Biểu diễn nghệ thuật truyền thống của Thái Lan
Biểu diễn nghệ thuật truyền thống của Thái Lan
Tắm cho voi là nghi lễ không thể thiếu trong Tết té nước ở Ayutthaya.
Tắm cho voi là nghi lễ không thể thiếu trong Tết té nước ở Ayutthaya.
Phun nước cho voi cầu may mắn.
Phun nước cho voi cầu may mắn.
Những chú voi phun nước đáp lễ, mang ý nghĩa cầu chúc may mắn cho du khách.
Những chú voi phun nước đáp lễ, mang ý nghĩa cầu chúc may mắn cho du khách.
Những chú voi được vẽ mầu sặc sỡ giống như trang phục người dân Thái trong lễ hội Songkran.
Những chú voi được vẽ mầu sặc sỡ giống như trang phục người dân Thái trong lễ hội Songkran.
Những chú voi rất thân thiện với người.
Những chú voi rất thân thiện với người.
Theo quan niệm của người Thái, cho đi để nhận lại. Rưới nước vào người khác là chúc họ may mắn, để nhận lại may mắn của người khác dành cho mình.
 
Theo quan niệm của người Thái, cho đi để nhận lại. Rưới nước vào người khác là chúc họ may mắn, để nhận lại may mắn của người khác dành cho mình.
Theo quan niệm của người Thái, cho đi để nhận lại. Rưới nước vào người khác là chúc họ may mắn, để nhận lại may mắn của người khác dành cho mình.
Đông đảo người nước ngoài cũng nhiệt tình tham gia.
Đông đảo người nước ngoài cũng nhiệt tình tham gia.
Xếp hàng tại một điểm bán nước ở phố Silom, Bangkok. Để đổ đầy bình của một khẩu súng phun nước, khách phải trả 10 baht (7.500 VND).
Xếp hàng tại một điểm bán nước ở phố Silom, Bangkok. Để đổ đầy bình của một khẩu súng phun nước, khách phải trả 10 baht (7.500 VND).
Súng phun nước là mặt hàng bán chạy nhất Thái-lan dịp này.
Súng phun nước là mặt hàng bán chạy nhất Thái-lan dịp này.
Cảnh sát được tăng cường để bảo đảm an ninh cho lễ hội.
Cảnh sát được tăng cường để bảo đảm an ninh cho lễ hội.
Theo nhandan.com.vn

Có thể bạn quan tâm