Bộ tộc 'tí hon'

Bộ tộc 'tí hon'

Sống hoà hợp với thiên nhiên
 Địa bàn cư ngụ của họ tập trung ở những khu rừng rậm tại Rwanda, Burundi, Uganda, Cộng hòa Dân chủ Congo, Cộng hòa Trung Phi, Cameroon, Guinea Xích đạo, Gabon, Angola, Botswana, Namibia, Zambia và một số nước khác. Nửa thế kỷ trước, người Pygmy có hàng triệu người. Giờ đây, toàn bộ vùng Trung Phi chỉ còn chưa đầy 500.000 người, tập trung nhiều nhất ở các khu rừng nhiệt đới Congo và tiếp tục suy giảm do nạn phá rừng, chiến tranh, diệt chủng. 
 
Người Pygmy sống trong lều lợp lá.

Người Pygmy sống theo hình thức xã hội thị tộc, vài chục gia đình sẽ quần tụ thành một bộ lạc. Mỗi gia đình trong một túp lều quay tròn, ở giữa là lều của tộc trưởng. Những túp lều nhỏ này chỉ cao khoảng 1,5 m, lợp bằng lá chuối hoặc lá cọ. 

Người Pygmy sống phụ thuộc vào săn bắn, hái lượm.
 
Điều đáng lo ngại nhất là người Pygmy đang đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng. Họ sống phụ thuộc hoàn toàn vào rừng, nhưng nay các khu rừng đang bị tàn phá với tốc độ chóng mặt. Ngoài ra, người Pygmy luôn bị xem là thấp kém do vóc dáng khiêm tốn của mình. Họ bị bóc lột, lạm dụng, trở thành món hàng buôn bán hay sử dụng làm nô lệ trong các đồn điền.
Người Pygmy sống rất hoà hợp với thiên nhiên. Họ coi rừng là mẹ, trân trọng từng nhánh cây, ngọn cỏ nên không bao giờ có chuyện “chặt cây bẻ cành”. Họ chỉ dám nhặt cành khô làm củi đốt và dùng lá rừng để lợp lều. Người Pygmy cũng đặc biệt bảo vệ các loài động vật sống trong rừng. Họ không bao giờ săn các con thú non, không lạm dụng việc đánh bắt, mà chỉ săn vừa đủ để đảm bảo cuộc sống hàng ngày.

Vóc dáng “tí hon”
 
Người Pygmy có vóc dáng nhỏ bé.

Đặc trưng của người Pygmy là thân hình thấp bé. Người trưởng thành có chiều cao trung bình 1m2- 1m3, người cao nhất cũng không tới 1m4 với cân nặng không quá 50 kg. Ngoài ra, người Pygmy còn có đặc điểm đầu to, chân ngắn, mũi tẹt, người gầy, bụng to, rốn lồi và màu da không có sắc đen như cư dân tại lục địa đen mà nhạt hơn, tóc cũng không xoăn như những người da đen khác....

Theo các nhà nhân chủng học, sự lùn hóa của người Pygmy là do môi trường sống có mức ánh sáng thấp, dẫn đến thiếu vitamin D, hạn chế sự hấp thu canxi từ chế độ ăn uống. Bên cạnh đó, người Pygmy rất hay mắc bệnh bướu cổ bởi thức ăn thiếu i-ốt. 

Dù ăn thực phẩm không hoàn toàn đủ dưỡng chất nhưng các chuyên gia phát hiện người Pygmy sở hữu một gene giúp tăng cường hệ miễn dịch, có khả năng chống lại những căn bệnh nhiễm trùng đáng sợ trong rừng rậm.

Người Pygmy có ngôn ngữ riêng nhưng không có chữ viết. Khái niệm thời gian và con số cũng không tồn tại với họ. Do vậy, không ai trong số họ biết độ tuổi của mình.

Theo tính toán, tuổi thọ trung bình của người Pymgmy khá ngắn ngủi, chỉ khoảng 20 đến 30 tuổi, cao nhất cũng chỉ 40 tuổi.
Chính vì vậy mà chức năng sinh lý của tộc người này phát triển rất sớm. Mới 8 tuổi, người Pygmy đã hoàn thiện về sinh lý và có thể kết hôn, sinh con đẻ cái.  

Đáng ngưỡng mộ, trong cơ thể và dáng hình của một đứa bé, người phụ nữ Pygmy vẫn làm tốt thiên chức của một người vợ, người mẹ.
Người đẹp Pygmy. 

Người Pygmy rất tôn trọng đời sống vợ chồng. Họ duy trì chế độ một vợ một chồng, đồng thời phân chia công việc rất khoa học.

Đàn ông làm việc nặng nhọc, săn bắn. Con phụ nữ, trẻ em được giao cho phần việc nhẹ nhàng hơn như may vá, hái lượm, canh chừng nương rẫy, nhà cửa, gia súc. 

Người Pygmy cũng thích sử dụng đồ trang sức. Họ dùng ngà voi, sừng hươu, mai rùa, vỏ bọ cánh cứng để chế đồ trang sức. Phụ nữ làm đẹp bằng cách ép hoa quả lấy nước màu rồi bôi lên người cho sặc sỡ.
Theo daidoanket.vn

Có thể bạn quan tâm