Băng tách khỏi Nam Cực - Một phần của chu kỳ tự nhiên

Băng tách khỏi Nam Cực - Một phần của chu kỳ tự nhiên
Sông băng Collins tại Nam Cực, ngày 2/2/2018. Ảnh: AFP/ TTXVN
Sông băng Collins tại Nam Cực, ngày 2/2/2018. Ảnh: AFP/ TTXVN

Theo số liệu thu được từ các vệ tinh quan sát của Mỹ và châu Âu, trong hai ngày 24 và 25/9, tảng băng, có tên gọi là D28, đã tách khỏi thềm băng Amery. Giáo sư Helen Amanda Fricker, Viện Hải dương học Scripps tại Đại học California (Mỹ), cho biết với kích thước dày khoảng 210 m, và trọng lượng lên tới 315 tỷ tấn, đây là tảng băng khổng lồ. Tuy nhiên, theo bà, việc hình thành tảng băng trên là một phần trong chu kỳ bình thường của các thềm băng, vốn hiện đang mở rộng về hai đầu cực. Theo quy luật, để giữ được nguyên kích thước, những tảng băng này vừa tăng và vừa giảm về trọng lượng.

Phía Đông của Nam Cực, nơi tảng băng D28 vừa tách ra, hoàn toàn khác với phía Tây của lục địa và Greenland, nơi đang nóng lên nhanh chóng do chịu ảnh hưởng của tình trạng biến đổi khí hậu. Đây là yếu tố phân biệt quan trọng để không bị nhầm lẫn về khái niệm và quy chụp hiện tượng này là do biến đổi khí hậu gây ra. Theo Giáo sư Fricker, đây là khái niệm rõ ràng giúp các nhà khoa học xác định được hiện tượng thiên nhiên, đâu là quy luật tự nhiên và đâu là hệ quả của tình trạng biến đổi khí hậu.
           
Hai năm trước, một tảng băng lớn gấp ba lần D28 cũng tách khỏi Nam Cực, khiến giới khoa học không khỏi lo ngại.
                                        
     Phương Hoa
TTXVN

Có thể bạn quan tâm