Nhìn lại thiên tai một năm qua để nỗ lực chung tay bảo vệ môi trường

Tại Km17+700 đường tỉnh 129 thuộc Căn Tỷ 2, xã Ma Quai, huyện Sìn Hồ, sạt đá ta luy dương xảy ra gây tắc đường, nguy hiểm cho người và phương tiện khi lưu thông. Ảnh: TTXVN phát
Tại Km17+700 đường tỉnh 129 thuộc Căn Tỷ 2, xã Ma Quai, huyện Sìn Hồ, sạt đá ta luy dương xảy ra gây tắc đường, nguy hiểm cho người và phương tiện khi lưu thông. Ảnh: TTXVN phát

Nhân Ngày truyền thống phòng, chống thiên tai 22/5 và Tuần lễ Quốc gia về phòng, chống thiên tai năm 2022 (từ ngày 15-22/5) với chủ đề “Cộng đồng bền vững, thích ứng thiên tai”, chúng ta cùng nhìn lại những hình ảnh về thiên tai (mưa lũ, sạt lở đất, cháy rừng...) xảy ra trong một năm qua để thấy được giá trị của cuộc sống và sự cần thiết phải nỗ lực chung tay bảo vệ môi trường.

Nhìn lại thiên tai một năm qua để nỗ lực chung tay bảo vệ môi trường ảnh 1Khoảng 6h30 ngày 10/6/2021, tại khu vực ta luy gần một xưởng chế biến gỗ thuộc thôn Đồng Quẻ, xã Minh An, huyện Văn Chấn (Yên Bái) bất ngờ xảy ra vụ sạt lở nghiêm trọng khiến một phụ nữ bị đất vùi lấp và tử vong, một người may mắn chạy thoát. Nạn nhân được xác định là bà Triệu Thị Biên, sinh năm 1966 ở thôn Đồng Quẻ, xã Minh An. Trong ảnh: Hiện trường vụ sạt lở. Ảnh - TTXVN phát
Nhìn lại thiên tai một năm qua để nỗ lực chung tay bảo vệ môi trường ảnh 2Sáng 15/6/2021, bờ Bắc kênh Cái Sắn tại khóm Thới Thạnh (phường Mỹ Thạnh, thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang) xảy ra sạt lở nghiêm trọng. Đoạn sạt lở có chiều dài khoảng 10m, rộng 2m nằm cuối tuyến kè do Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng Công trình nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh An Giang thi công năm 2019-2020, đe dọa đến tuyến đường giao thông trong khu vực. Trong ảnh: Đoạn sạt lở gây ảnh hưởng đến giao thông của người dân. Ảnh: Thanh Sang – TTXVN
Nhìn lại thiên tai một năm qua để nỗ lực chung tay bảo vệ môi trường ảnh 3Tối 25/6/2021, Chi cục Kiểm lâm tỉnh Thừa Thiên - Huế cho biết, xảy ra một vụ cháy lớn rừng thông tại tiểu khu 159, thuộc xã Phú Sơn, thị xã Hương Thủy. Đây là diện tích rừng thông phòng hộ do Ban quản lý rừng phòng hộ thị xã Hương Thủy quản lý. Thông tin ban đầu, vào khoảng 15 giờ chiều cùng ngày đám cháy bắt đầu bùng phát. Ngay sau khi phát hiện vụ việc, Ban quản lý rừng phòng hộ thị xã Hương Thủy phối hợp với hàng trăm cán bộ chiến sĩ cảnh sát phòng cháy chữa cháy, lực lượng quân đội, dân quân tư vệ cùng các phương tiện, dụng cụ kịp thời dập lửa. Trong ảnh: Hàng chục hecta rừng thông phòng hộ gần 30 năm tuổi đã bị thiêu rụi. Ảnh: TTXVN phát
Nhìn lại thiên tai một năm qua để nỗ lực chung tay bảo vệ môi trường ảnh 4Vụ sạt lở xảy ra chiều 26/6/2021 trên tuyến sông Ô Môn, đoạn qua khu vực Thới Trinh B, phường Thới An (thành phố Cần Thơ). Điểm sạt lở dài 60m, sâu vào bờ khoảng 4m, làm sụp hoàn toàn tuyến đường giao thông phía trong bờ. Ảnh: Thanh Liêm - TTXVN
Nhìn lại thiên tai một năm qua để nỗ lực chung tay bảo vệ môi trường ảnh 5Khoảng gần 11 giờ ngày 28/6/2021, một ngọn lửa đã bùng phát tại khu đồi trồng rừng keo sản xuất tại phường Phú Bài, thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên – Huế. Gió lớn đã làm ngọn lửa lan rộng bùng phát cháy lan ra khu đồi thông hàng chục năm tuổi ở gần khu dân cư tổ 8, phường Phú Bài, ngay sát Trạm Kiểm định đạn dược T264-K890. Đến 16 giờ, gió xoáy đã cuốn tàn lửa bay vào bên trong Trạm Kiểm định đạn dược T264-K890. Hàng chục xe cứu hỏa, hàng trăm cán bộ chiến sĩ của các lực lượng đang nỗ lực tham gia khống chế ngọn lửa. Trong ảnh: Hiện trường vụ cháy. Ảnh: Đỗ Trưởng - TTXVN
Nhìn lại thiên tai một năm qua để nỗ lực chung tay bảo vệ môi trường ảnh 6Diện tích gieo sạ bị ngập nước tại cánh đồng xã Nam Toàn, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định, ngày 9/7/2021. Ảnh: Công Luật - TTXVN
Nhìn lại thiên tai một năm qua để nỗ lực chung tay bảo vệ môi trường ảnh 7Do ảnh hưởng của mưa lớn kéo dài, nước từ phía thượng nguồn đổ về khiến lũ trên sông Hồng, đoạn chảy qua thành phố Lào Cai dâng cao lên mức 79,15m. Lũ lên cao và nhanh đã gây ngập úng, đất cát vùi lấp nhiều diện tích rau xanh, hoa màu các loại của người dân trồng ở vùng đất thấp ven sông (ảnh ngày 21/7/2021). Ảnh: Quốc Khánh - TTXVN
Nhìn lại thiên tai một năm qua để nỗ lực chung tay bảo vệ môi trường ảnh 8Mưa vừa và mưa to liên tục trên địa bàn tỉnh Lai Châu gây ra sạt lở đất đá, đặc biệt tại mộ số tuyến đường quốc lộ và tỉnh lộ do mưa lớn đã làm sạt lở ta luy dương khiến đất đá lở xuống đường gây ách tác giao thông và gây nguy hiểm đến tính mạng cũng như tài sản của người dân (ảnh chụp ngày 28/7/2021).  Ảnh: TTXVN phát
Nhìn lại thiên tai một năm qua để nỗ lực chung tay bảo vệ môi trường ảnh 9Chiều 6/9/2021, kênh Cái Sắn (khóm Thới Thạnh, phường Mỹ Thạnh, thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang) tiếp tục bị sạt lở nghiêm trọng tại 2 đoạn với chiều dài 40m. Trong ảnh: Một đoạn sạt lở kênh Cái Sắn tại tổ 14, giáp cầu Út Tổng có chiều dài 22m, rộng 2 m, sâu 4m. Ảnh: TTXVN phát
Nhìn lại thiên tai một năm qua để nỗ lực chung tay bảo vệ môi trường ảnh 10Tại tỉnh Quảng Trị, từ ngày 12 đến rạng sáng 13/9/2021 đã có mưa to đến rất to do hoàn lưu của áp thấp nhiệt đới từ bão số 5 suy yếu khiến lũ trên các sông đã lên báo động 1 gây ngập úng nhiều diện tích lúa Hè Thu 2021 ở vùng thấp trũng các huyện: Triệu Phong, Vĩnh Linh và thành phố Đông Hà. Ngoài ra mưa lớn cũng đã gây sạt lở nghiêm trọng bờ các con sông: Thạch Hãn, Vĩnh Định. Trong ảnh: Bờ sông Thạch Hãn đoạn qua phường Đông Lương, thành phố Đông Hà bị sạt lở do mưa lớn. Ảnh: Nguyên Lý-TTXVN
Nhìn lại thiên tai một năm qua để nỗ lực chung tay bảo vệ môi trường ảnh 11Đêm và sáng 25/9/2021, nhiều địa phương của tỉnh Nghệ An có mưa to đến rất to, gây sạt lở núi, ngập úng cục bộ tại một số nơi ở các huyện Thanh Chương, Quỳnh Lưu và thị xã Hoàng Mai. Trong ảnh: Mưa lớn khiến nhiều diện tích nuôi trồng thủy hải sản của người dân thị xã Hoàng Mai bị nước dâng cao, cuốn trôi nhiều tôm cá. Ảnh: TTXVN phát
Nhìn lại thiên tai một năm qua để nỗ lực chung tay bảo vệ môi trường ảnh 12Bên tuyến đường Trường Sơn Đông (đoạn qua xã Đưng K’Nớ, huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng) xuất hiện nhiều điểm sạt lở, đe doạ an toàn nhà dân và hàng loạt trụ sở cơ quan nhà nước, đặc biệt trong cao điểm mùa mưa bão như hiện nay. Trong ảnh: Sạt lở đất đe dọa nhiều nhà dân ven đường Trường Sơn Đông (đoạn qua xã Đưng K’Nớ) (ảnh ngày 11/10/2021). Ảnh: Nguyễn Dũng – TTXVN
Nhìn lại thiên tai một năm qua để nỗ lực chung tay bảo vệ môi trường ảnh 13Do ảnh hưởng của cơn bão số 7 và không khí lạnh, trên địa bàn tỉnh Phú Thọ có mưa to đến rất to, khiến nước ở các sông, suối dâng cao, có sông ở mức báo động I, gây nhiều thiệt hại đến công trình, hoa màu và sinh hoạt của người dân. Trong ảnh: Lực lượng chức năng xã Minh Đài, huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ khuyến cáo người dân không nên đi qua đập tràn Tân Trào để tránh nguy hiểm (ảnh ngày 12/10/2021). Ảnh: Trung Kiên - TTXVN
Nhìn lại thiên tai một năm qua để nỗ lực chung tay bảo vệ môi trường ảnh 14Quốc lộ 9C (Km32+200) bị sạt lở khiến xã Lâm Thủy, huyện Lệ Thủy (Quảng Bình) bị chia cắt. Ảnh: TTXVN phát.
Nhìn lại thiên tai một năm qua để nỗ lực chung tay bảo vệ môi trường ảnh 15Mưa lớn kéo dài trên diện rộng gây thiệt hại nặng nề tại nhiều địa phương trong huyện Krông Nô (Đắk Nông). Toàn huyện có 11 hộ dân tại 2 thôn Phú Thịnh, Phú Tân (xã Đắk Nang) bị sạt lở với diện tích khoảng 1.500m2; hơn 41 ha cây trồng, hoa màu bị ngập úng; cầu Đắk Sôr (xã Đắk Sôr) bị ngập sâu khoảng 70cm, gây ảnh hưởng cho trên 300 hộ dân; 2 đoạn thuộc tuyến Quốc lộ 28 bị ngập nước với chiều dài khoảng 110m; tuyến Tỉnh lộ 4B, đoạn qua xã Quảng Phú có 2 điểm sạt lở mái ta luy dương… Tuy không gây ách tắc giao thông, nhưng sạt lở tiềm ẩn nguy hiểm cho người và các phương tiện qua lại. Hiện, địa phương đang triển khai các biện pháp khắc phục sẵn sàng ứng phó với các tình huống có thể xảy ra. Trong ảnh: Nhiều diện tích cây trồng, hoa màu bị ngập úng (ảnh ngày 18/10/2021). Ảnh: TTXVN phát
Nhìn lại thiên tai một năm qua để nỗ lực chung tay bảo vệ môi trường ảnh 16Khoảng 7 giờ sáng 25/10/2021, một khối đá lớn trên núi Bà Hòa đã bất ngờ đổ ập xuống đường Nguyễn Tất Thành, thuộc khu vực 5, phường Lê Hồng Phong, thành phố Quy Nhơn (Bình Định) làm 3 người đang đi trên đường bị thương. Mưa lớn trong những ngày qua được cho là nguyên nhân khiến núi đá sạt lở. Trong ảnh: Hiện trường vụ sạt lở núi đá. Ảnh: Tường Quân - TTXVN
Nhìn lại thiên tai một năm qua để nỗ lực chung tay bảo vệ môi trường ảnh 17Diễn biến phức tạp của mưa bão đã khiến nhiều đoạn bờ biển tại tỉnh Thừa Thiên - Huế bị xâm thực, sạt lở nghiêm trọng, ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của hàng ngàn hộ dân. Theo thống kê, toàn tỉnh Thừa Thiên – Huế hiện có hơn 12 km bờ biển bị sạt lở nặng, tập trung tại các xã Phong Hải, xã Phong Hòa (Phong Điền), xã Quảng Ngạn, xã Quảng Công (Quảng Điền), xã Hải Dương, thành phố Huế; xã Phú Thuận, Phú Hải, Phú Diên, Vinh Thanh (Phú Vang), xã Vinh Mỹ, xã Giang Hải (Phú Lộc). Vào mùa mưa bão tốc độ xói lở trung bình hàng năm từ 3 đến 5 m, nhiều nơi lên đến 7m. Trong ảnh: Biển xâm thực vào khu dân cư tại xã Hải Dương, thành phố Huế (ảnh ngày 28/10/2021). Ảnh: Tường Vi - TTXVN.
Nhìn lại thiên tai một năm qua để nỗ lực chung tay bảo vệ môi trường ảnh 18Đêm 31/10 và rạng sáng 1/11/2021, trận mưa lớn, kéo dài trên địa bàn huyện Nậm Pồ (tỉnh Điện Biên) đã làm nhiều điểm trên tuyến quốc lộ 4H nối huyện Nậm Pồ với huyện cực tây Mường Nhé sạt lở đất đá, cây cối từ vách núi ta-luy dương, cô lập gần 200 hộ dân đồng bào dân tộc Dao, Cống tại hai bản Pa Tần, Lả Chà. Trong ảnh: Đất, đá, cây cối từ vách ta-luy dương sạt lở, đổ xuống khiến ngôi nhà của một hộ dân bản Pa Tần (xã Pa Tần, huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên) bị xô đẩy ra lòng đường quốc lộ 4H và bị hư hỏng hoàn toàn. Ảnh: TTXVN phát
Nhìn lại thiên tai một năm qua để nỗ lực chung tay bảo vệ môi trường ảnh 19Mưa lớn kéo dài trong những ngày qua tại Ninh Thuận đã làm sạt lở nhiều điểm trên tuyến đường ven biển, đoạn qua xã Vĩnh Hải, huyện Ninh Hải và xã Phước Diêm nối với Phước Dinh, huyện Thuận Nam, gây mất an toàn cho người và phương tiện tham gia giao thông. Tại đoạn đường nối xã Phước Diêm với xã Phước Dinh, nhiều tảng đá lớn từ sườn núi lăn xuống mặt đường, gây nguy hiểm cho người và phương tiện tham gia giao thông. Ảnh: Công Thử - TTXVN
Nhìn lại thiên tai một năm qua để nỗ lực chung tay bảo vệ môi trường ảnh 20Chiều 29/11/2021, người dân đã tìm được thi thể bà Đinh Thị Đát, sinh năm 1956, trú tại thôn 3, xã An Dũng, huyện An Lão (Bình Định) bị nước lũ cuốn trôi. Mưa lũ đã làm gãy đổ 11 cột điện tại huyện Vân Canh, gây mất điện toàn huyện. Nước lũ trên các sông tại Bình Định tiếp tục dâng cao gây chia cắt giao thông nhiều tuyến đường. Trong ảnh: Một trụ điện tại huyện Vân Canh bị gãy đổ. Ảnh: TTXVN phát
Nhìn lại thiên tai một năm qua để nỗ lực chung tay bảo vệ môi trường ảnh 21Triều cường, sóng lớn đã làm hơn 500m bờ biển phía Đông thôn Phổ Trường, xã Nghĩa An, thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi, bị sạt lở nghiêm trọng khiến người dân vô cùng lo lắng. Chính quyền địa phương đã huy động cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng cửa khẩu cảng Sa Kỳ cùng người dân sử dụng các vật liệu tại chỗ như bao cát, đá, phế phẩm xây dựng… làm kè tạm ngăn chặn triều cường. Trong ảnh: Triều cường cuốn trôi nhiều đất đá xuống biển (ảnh ngày 30/11/2021). Ảnh: Đinh Hương – TTXVN
Nhìn lại thiên tai một năm qua để nỗ lực chung tay bảo vệ môi trường ảnh 22Do ảnh hưởng của áp thấp kết hợp với nhiễu động trong đới gió Đông trên cao, từ ngày 28 – 30/11/2021, trên địa bàn tỉnh Kon Tum đã có mưa vừa, mưa to đến rất to ở nhiều nơi làm 1 người chết và hư hỏng nhiều công trình hạ tầng giao thông, thủy lợi, lưới điện. Trong ảnh: Một vị trí trên đường Trường Sơn Đông (đoạn qua huyện Kon Plông) bị sạt lở nghiêm trọng do ảnh hưởng của mưa lũ. Ảnh: TTXVN phát.
Nhìn lại thiên tai một năm qua để nỗ lực chung tay bảo vệ môi trường ảnh 23 Mưa lớn liên tục tại xã Ba Nam, huyện miền núi Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi đã gây ra hơn 10 điểm sạt lở mới, hơn 1 km đường liên thôn bị hư hỏng nặng khiến các phương tiện không thể lưu thông, gần 80 hộ dân với 300 nhân khẩu bị cô lập. Đặc biệt, tại khúc sông Lệch, khu vực xóm Nước Loan, thôn Xà Râu, xã Ba Nam, lũ quét đã gây sạt lở đất, cuốn đi nhiều cây cối, đất sản xuất, tiến sâu vào sát nhà dân trong đó 4 nhà dân có nguy cơ bị “xóa sổ”. Hiện, chính quyền địa phương đã khẩn trương di dời các hộ dân này đến nơi an toàn. Trong ảnh: Đường liên thôn tại xã Ba Nam bị hư hỏng nghiêm trọng (ảnh ngày 1/12/2021). Ảnh: TTXVN phát
Nhìn lại thiên tai một năm qua để nỗ lực chung tay bảo vệ môi trường ảnh 24Chiều 3/3/2022, cơn mưa lớn trái mua làm cho nhiều diện tích lúa Đông Xuân của tỉnh Hậu Giang bị đổ ngã nặng, nguy cơ ảnh hưởng lớn đến năng suất. Hầu hết các trà lúa bị đổ ngã đang chín và chuẩn bị thu hoạch. Trong ảnh: Lúa Đông Xuân bị đổ ngã do mưa trái mùa tại huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang. Ảnh: Duy Khương - TTXVN
Nhìn lại thiên tai một năm qua để nỗ lực chung tay bảo vệ môi trường ảnh 25Tình hình sạt lở ven bờ sông Tiền, sông Hậu trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp diễn biến phức tạp. Trong hơn 1 năm qua, xảy ra nhiều vụ sạt lở bờ sông tại 21 xã, phường, thị trấn của 6 huyện, thành phố với chiều dài gần 35 km. Diện tích đất bị sạt lở là 6,59 ha, gây ảnh hưởng đến cuộc sống, sản xuất, kinh doanh của người dân, ước tính tổng thiệt hại khoảng 18,52 tỷ đồng. Hiện nay, tỉnh Đồng Tháp còn hơn 6.000 hộ dân đang sinh sống trong vành đai có nguy cơ sạt lở, cần phải di dời đến nơi ở mới an toàn. Trong ảnh: Một điểm sạt lở ven bờ sông Tiền, thuộc huyện Hồng Ngự khiến người dân bị mất nhà, mất đất. Ảnh: Nhựt An - TTXVN
Nhìn lại thiên tai một năm qua để nỗ lực chung tay bảo vệ môi trường ảnh 26Do ảnh hưởng của không khí lạnh, từ đêm 29/4 và ngày 30/4/2022, trên địa bàn thị xã Sa Pa (Lào Cai) có mưa vừa, mưa to làm xuất hiện lũ ống, sạt lở đất, gây nhiều thiệt hại tại một số địa phương như xã Ngũ Chỉ Sơn, Bản Khoang, Tả Van và phường Ô Quí Hồ làm sạt lở một số tuyến đường giao thông nông thôn; cuốn trôi gia súc, gia cầm, hoa màu...của người dân. Đặc biệt, tại xã Ngũ Chỉ Sơn, mưa lớn gây lũ và sạt lở đất đã làm 5 cơ sở kinh doanh nuôi cá nước lạnh của người dân nơi đây bị vỡ ao, hư hỏng hệ thống cấp nước khiến hàng chục nghìn con cá hồi, cá tầm (ước tổng khối lượng gần 5 tấn) đang chuẩn bị xuất bán bị chết, hoặc bị cuốn trôi. Trong ảnh: Một cơ sở nuôi cá nước lạnh tại xã Ngũ Chỉ Sơn bị nước lũ làm vỡ ao khiến một lượng lớn cá bị cuốn trôi. Ảnh: Quốc Khánh - TTXVN
Nhìn lại thiên tai một năm qua để nỗ lực chung tay bảo vệ môi trường ảnh 27Từ đêm 19 đến sáng 20/5/2022, địa bàn tỉnh Lai Châu xuất hiện mưa lớn trên diện rộng đã gây sạt lở trên nhiều tuyến quốc lộ, tỉnh lộ và đường liên xã, liên bản, gây ách tắc giao thông cục bộ. Cụ thể, sáng 20/5, một số điểm sạt lở lớn và đá rơi xảy ra trên các tuyến quốc lộ 4D, 4H... Đặc biệt, sạt lở ta luy dương xuất hiện tại km 21+200 quốc lộ 4D, thuộc địa phận xã Lản Nhì Thàng, huyện Phong Thổ, với khối lượng khoảng 4.000 mét khối, gây ách tắc giao thông cục bộ. Tại Km17+700 đường tỉnh 129 thuộc Căn Tỷ 2, xã Ma Quai, huyện Sìn Hồ, sạt đá ta luy dương xảy ra gây tắc đường, nguy hiểm cho người và phương tiện khi lưu thông. Ảnh: TTXVN phát

TTXVN

TTXVN

Có thể bạn quan tâm