Nhiều hộ nông dân được cấp giấy chứng nhận sản xuất cà phê bền vững

Nhiều hộ nông dân được cấp giấy chứng nhận sản xuất cà phê bền vững
Đắk Lắk là địa phương có số đơn vị, nông hộ tham gia sản xuất cà phê bền vững có chứng nhận nhiều nhất trong cả nước. Đặc biệt, trong 12 đơn vị được cấp quyền sử dụng Chỉ dẫn địa lý Cà phê Buôn Ma Thuột đã có 12 đơn vị tham gia sản xuất cà phê có chứng nhận, với diện tích gần 18.500 ha.
Được trồng dưới tán cây muồng đen nên vườn cà phê hơn 1ha của chị Hoàng Thị Thanh, xã Hòa Đông, huyện Krông Pắk, tỉnh Đắk Lắk luôn xanh tốt, ít sâu bệnh, cho năng suất ổn định. Ảnh: Phạm Cường-TTXVN
Được trồng dưới tán cây muồng đen nên vườn cà phê hơn 1ha của chị Hoàng Thị Thanh, xã Hòa Đông, huyện Krông Pắk, tỉnh Đắk Lắk luôn xanh tốt, ít sâu bệnh, cho năng suất ổn định. Ảnh: Phạm Cường-TTXVN
Tỉnh Đắk Lắk tiếp tục khuyến khích các doanh nghiệp, nông hộ sản xuất kinh doanh cà phê tiếp tục tham gia sản xuất cà phê có chứng nhận để góp phần phát triển bền vững ngành cà phê trên địa bàn. Theo UBND tỉnh Đắk Lắk, ngoài những lợi ích khi tham gia sản xuất cà phê theo tiêu chuẩn Utz, 4C, RFA, FLO như lợi ích về kinh tế, xã hội, lợi ích về môi trường còn có các lợi ích khác như các nông hộ đều được tham gia đào tạo, tập huấn về kỹ thuật canh tác, quản lý vườn cây, vệ sinh an toàn lao động, sản phẩm cà phê được bán với giá cạnh tranh hơn… Anh Y Long Niê, ở xã Ea Kao ở thành phố Buôn Ma Thuột  cho biết, trước đây, gia đình sản xuất cà phê chủ yếu theo kinh nghiệm truyền miệng lẫn nhau nên mặc dù chi phí đầu tư nhiều nhưng hiệu quả kinh tế không cao, năm được mùa, năm mất mùa. Từ năm 2015 trở lại đây, gia đình tham gia sản xuất cà phê bền vững được cán bộ kỹ thuật của Công ty Xuất nhập khẩu cà phê 2/9  đào tạo, bồi dưỡng về kỹ thuật thâm canh cây cà phê từ khâu trồng, chọn giống, kỹ thuật trồng tái canh đến chăm sóc, bón phân, tưới nước đúng liều lượng, đúng thời điểm…Cách làm này không những tiết kiệm chi phí đầu tư, năng suất cây cà phê tăng lên mà còn hạn chế được ô nhiễm môi trường, tiết kiệm tài nguyên nguồn nước. Cụ thể, trước đây, mỗi mùa khô hạn gia đình thường tưới từ 700 đến 800 lít nước/một lần tưới/cây cà phê, thế nhưng, qua tập huấn kỹ thuật, gia đình chỉ tưới từ 400 - 600 lít nước/một lần tưới/cây cà phê, năng suất cà phê vẫn đạt bình quân 3 tấn cà phê nhân/ha… Cũng theo đánh giá của UBND tỉnh Đắk Lắk, hiện diện tích, sản lượng cà phê có chứng nhận còn ít so với tổng diện tích, sản lượng cà phê nhân trên địa bàn. Mặt khác, theo phản ánh của các đơn vị tham gia sản xuất cà phê có chứng nhận, chi phí đầu tư sản xuất cà phê có chứng nhận cho các nông hộ khá cao nhưng khi giá bán cà phê nhân chỉ được trên dưới 30% nên vẫn chưa khuyến khích được các nông hộ tham gia sản xuất cà phê bền vững có chứng nhận… Tỉnh Đắk Lắk hiện có trên 203.737 ha cà phê; trong đó, 191.483 ha cà phê cho thu hoạch trong niên vụ này với sản lượng ước đạt từ 450.000 tấn cà phê nhân trở lên.
Quang Huy 

Có thể bạn quan tâm