Nhiệt độ trung bình toàn cầu có thể tăng cao hơn mức dự báo

Trong hơn 40 năm qua, các nhà khoa học đều cho rằng nhiệt độ trung bình toàn cầu sẽ tăng từ 1,5 – 4,5 độ C nếu lượng khí thải CO2 tăng gấp đôi so với các mức của thời kỳ tiền công nghiệp. Tuy nhiên, một nghiên cứu toàn diện vừa được công bố ngày 23/7 dự báo đà tăng nhiệt của Trái Đất có thể cao hơn.

Nghiên cứu quốc tế được Chương trình Nghiên cứu Khí hậu Thế giới ủy quyền thực hiện và do các nhà khoa học và giáo sư nghiên cứu khí hậu Australia dẫn đầu. Nghiên cứu đánh giá nhiệt độ trung bình toàn cầu khả năng sẽ tăng thêm khoảng 2,3 – 4,5 độ C nếu lượng khí thải CO2 trong không khí tiếp tục xu hướng hiện nay, tức là gấp đôi so với các mức của thời kỳ tiền công nghiệp. Để chắc chắn về kết quả nghiên cứu, nhóm nhà khoa học đã kết hợp một loạt bằng chứng độc lập, đánh giá số liệu về nhiệt độ Trái Đất thời tiền sử và hiện đại, kết quả quan sát vệ tinh và mô hình toán học về sự tác động qua lại trong hệ thống khí hậu.

Giáo sư Steven Sherwood của Đại học New South Wales, một trong những tác giả nghiên cứu, cho biết: “Việc thu hẹp phạm vi thể hiện độ nhạy cảm khí hậu là thách thức lớn kể từ khi công trình của Hội đồng Nghiên cứu quốc gia Mỹ đưa ra phạm vi tăng 1,5 – 4,5 độ C vào năm 1979. Phạm vi tương tự vẫn được trích dẫn trong báo cáo gần đây nhất của Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC)”. Nhóm nghiên cứu cho rằng chỉ có 5% khả năng nhiệt độ toàn cầu tăng ở mức dưới 2 độ C. 

Thông qua nghiên cứu trên, các tác giả kêu gọi các nhà hoạch định chính sách áp dụng phương pháp tiếp cận hợp lý và có sự phối hợp nhằm giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính, cũng như chặn đứng nguy cơ tình trạng nóng lên toàn cầu ở mức tồi tệ nhất.

Nguyễn Hằng

Tin liên quan

Béo phì cũng là nguyên nhân gây biến đổi khí hậu

Theo phóng viên TTXVN tại New York, các nhà khoa học vừa tuyên bố tình trạng béo phì là một nguyên nhân khiến cuộc chiến chống biến đổi khí hậu thêm khó khăn phức tạp, nhất là trong bối cảnh mỗi năm dân số thế giới lại tăng thêm khoảng 83 triệu người.


Biến đổi khí hậu làm tăng tình trạng suy dinh dưỡng

Do nhiệt độ toàn cầu tăng do hệ quả của biến đổi khí hậu, tỉ lệ suy dinh dưỡng và các bệnh do thiếu ăn cũng sẽ tăng. Đây là cảnh báo trong nghiên cứu do các nhà nghiên cứu Australia tại đại học Monash công bố trên tạp chí PLOS Medicine ngày 30/10.


Tác động "hủy diệt" của nạn phá rừng và biến đổi khí hậu

Tốc độ phá rừng nhanh cùng với biến đổi khí hậu đã làm giảm đáng kể môi trường sống "mát mẻ" của nhiều loài động, thực vật hoang dã, khiến nguy cơ tuyệt chủng gia tăng. Các nhà nghiên cứu Anh đã đưa ra cảnh báo này trên tạp chí Nature Climate Change số ra ngày 9/7.



Đề xuất