Nhật Bản tìm ra đột biến khiến biến thể Delta nguy hiểm hơn

Theo phóng viên Thông Tấn Xã Việt Nam (TTXVN) tại Tokyo, các nhà khoa học Nhật Bản vừa phát hiện một đột biến trong biến thể Delta của virus SARS-CoV-2 khiến cho biến thể này trở nên nguy hiểm hơn.

 Theo nhóm các nhà khoa học này, sự nguy hiểm của biến thể Delta có thể xuất phát từ đột biến P681R xảy ra ở protein gai, cấu trúc ở bề mặt để virus bám vào tế bào của con người. Đột biến P681R khiến các tế bào bị nhiễm hình thành các đốm tròn ở phổi và dẫn tới các triệu chứng nghiêm trọng hơn cho người bệnh. Nếu các tế bào ở các đốm tròn này chết đi, các mô phổi có thể dễ bị tổn hại nghiêm trọng hơn.

Để tìm hiểu về mức độ nguy hiểm của đột biến P681R, các nhà khoa học Nhật Bản đã cho biến thể Delta lây lan vào các tế bào đã được chuẩn bị cho thí nghiệm. Họ phát hiện các tế bào này bị dính vào nhau và hình thành nên các đốm tròn ở phổi có kích thước lớn gấp 3,6 lần so với kích thước trung bình của các tế bào nhiễm virus SARS-CoV-2. Các con chuột thí nghiệm nhiễm biến thể Delta đã sụt cân nhanh hơn và bị viêm phổi nặng hơn so với các con chuột khác nhiễm virus chủng gốc.

Để đánh dấu chính xác đột biến trên, các nhà khoa học Nhật Bản đã chuẩn bị sẵn các virus có các đặc điểm của virus chủng gốc và bổ sung thêm đột biến P681R. Họ đã phát hiện ra rằng khi các tế bào nhiễm virus có chứa đột biến P681R, chúng tạo ra các đốm tròn lớn giống như trong các thí nghiệm với biến thể Delta. Chuột thí nghiệm nhiễm các virus có đột biến này cũng bị sụt cân và có các triệu chứng nghiêm trọng hơn ở phối, giống như các thí nghiệm với chuột nhiễm biến thể Delta.

Phó Giáo sư Kei Sato của Viện Y học, Đại học Tokyo, một trong các nhà khoa học tham gia công trình nghiên cứu trên, cho rằng nghiên cứu tập trung vào đột biến P681R này đã lý giải được ít nhất một phần vì sao biến thể Delta gây ra những triệu chứng nghiêm trọng hơn.

Đào Thanh Tùng

Tin liên quan

Các nhà khoa học Australia khẳng định mũi vaccine tăng cường giúp nâng cao hiệu quả chống biến thể Omicron

Mũi tăng cường vaccine COVID-19 có vai trò quan trọng trong việc nâng cao khả năng miễn dịch chống lại các triệu chứng của biến thể Omicron và nhiều khả năng biến thể này sẽ trở thành biến thể chủ đạo tại Australia. Đây là cảnh báo của các nhà virus học thuộc Viện Kirby đưa ra ngày 15/12.


Những điểm giống và khác nhau giữa hai biến thể Omicron và Delta của virus gây bệnh COVID-19

Hiện các nhà khoa học trên toàn thế giới đang chạy đua để "giải mã" Omicron- biến thể mới của virus SARS-CoV-2 gây đại dịch COVID-19. Cho đến nay, giới nghiên cứu đã chỉ ra một số đặc điểm giống và khác nhau giữa biến thể này và biến thể Delta đang là biến thể gây bệnh chủ đạo trên thế giới.


Nghiên cứu về khả năng mắc COVID-19 sau tiêm chủng chứng tỏ mức độ nguy hiểm của biến thể Delta

Các nhà khoa học từ Florida (Mỹ) đã tiến hành một nghiên cứu để xác định nguy cơ truyền virus SARS-CoV-2 từ những người đã tiêm vaccine vẫn nhiễm biến thể Delta. Kết quả cho thấy tải lượng virus ở các ca nhiễm biến thể Delta sau tiêm phòng tương đối thấp so với ở những ca chưa tiêm, tuy nhiên, trong đa số trường hợp nhiễm biến thể Delta, tải lượng virus trên ngưỡng có thể lây sang người khác.


Anh cho rằng hiệu quả của vaccine giảm dần trước biến thể Delta

Kết quả nghiên cứu sức khỏe cộng đồng ở Anh cho thấy khả năng bảo vệ của hai loại vaccine ngừa COVID-19 được sử dụng nhiều nhất hiện nay nhằm phòng ngừa biến thể Delta là Pfizer/BioNTech và AstraZeneca giảm sau 3 tháng tiêm mũi thứ 2. Nghiên cứu do Văn phòng Thống kê quốc gia Anh phối hợp với Bộ Y tế và Chăm sóc sức khỏe Anh thực hiện và công bố mới đây.



Đề xuất