Nhân rộng mô hình “Bản người Mông tự quản” ở vùng cao Yên Bái

Được triển khai từ tháng 10/2017 ở xã Phong Dụ Thượng, huyện Văn Yên (Yên Bái), mô hình “bản người Mông tự quản” chia thành 3 nhóm: thôn Khe Táu, thôn Khe Dẹt và thôn Bản Lùng với 127 hộ đồng bào dân tộc Mông.

Mô hình còn có Ban tự quản là các trưởng thôn, bí thư chi bộ, trưởng nhóm, công an viên và già làng, có nhiệm vụ tuyên truyền, vận động đồng bào tham gia mô hình và hòa giải những vấn đề khúc mắc, mâu thuẫn tranh chấp đất đai…

Nhan rong mo hinh “Ban nguoi Mong tu quan” o vung cao Yen Bai hinh anh 1Cán bộ xã Phong Dụ Thượng, huyện Văn Yên (Yên Bái) cấy lúa cùng đồng bào Mông. Ảnh:TTXVN

Theo ông Lù A Dờ, Bí thư Chi bộ thôn Khe Táu: sau 3 năm triển khai, mô hình “bản người Mông tự quản” đã giúp đồng bào trong thôn đoàn kết, gắn bó hơn, không còn tình trạng tranh chấp đất đai và trộm cắp tài sản. Trong thôn chỉ còn 3 - 4 trường hợp tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống và sinh con thứ 3; tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 68 hộ xuống còn hơn 20 hộ; học sinh được đến lớp theo đúng độ tuổi…

Nhan rong mo hinh “Ban nguoi Mong tu quan” o vung cao Yen Bai hinh anh 2Mô hình “bản người Mông tự quản” tại xã Phong Dụ Thượng, huyện Văn Yên (Yên Bái) giúp cho đời sống của đồng bào Mông nơi đây từng bước được cải thiện, tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh, an ninh trật tự trên địa bàn được bảo đảm. Ảnh: TTXVN

Mô hình “bản người Mông tự quản” ở xã Phong Dụ Thượng là một trong những mô hình dân vận khéo mang lại hiệu quả cao, hiện đang được nhân rộng ra toàn tỉnh Yên Bái.

Đinh Thùy

Tin liên quan

Điểm sáng trong phòng, chống ma túy ở bản người Mông

Sin Suối Hồ là một bản vùng cao biên giới thuộc xã Sin Suối Hồ, huyện Phong Thổ (Lai Châu), có 135 hộ với 702 nhân khẩu, 100% là đồng bào dân tộc Mông. Do nhận thức hạn chế, kinh tế chậm phát triển nên nhiều đồng bào đã nghiện ma túy, đời sống gặp khó khăn.


No ấm bản người Mông Phiêng Ban

Từng được nghe kể về sự nỗ lực vươn lên thoát đói nghèo của bà con đồng bào dân tộc Mông bản Phiêng Ban, xã Mường Giàng, huyện Quỳnh Nhai (Sơn La), nhưng chúng tôi vẫn không khỏi ngỡ ngàng khi được tận mắt chứng kiến những nương đồi đang được phủ màu xanh của cây cà phê, cây chè, cây dược liệu sa nhân; các tuyến đường nội bản được đổ bê tông; gia đình nào cũng có tivi, radio, xe máy... Chúng tôi cảm nhận cuộc sống no ấm, bình yên ở bản vùng cao này.


Đổi thay trong đời sống người Mông ở Mèo Vạc

Huyện Mèo Vạc (Hà Giang) hôm nay đang đổi thay từng ngày. Tại các xã có 100% đồng bào dân tộc Mông sinh sống như: Pả Vi, Lũng Pù, Cán Chu Phìn..., những căn nhà tranh xiêu vẹo, dột nát năm xưa đã được thay thế bằng những ngôi nhà mới khang trang. Song hành với đó là cuộc sống ngày một ấm no của đồng bào Mông nơi đây…


Bản Thèn Pả của người Mông làm du lịch

Cách trung tâm thành phố Lai Châu khoảng 3km, Khu du lịch sinh thái Đồi thông ở bản Thèn Pả, xã Tả Lèng, huyện Tam Đường (Lai Châu) được nhiều du khách biết đến bởi khí hậu mát mẻ, ôn hòa, cảnh sắc thiên nhiên yên tĩnh. Đặc biệt, vào mỗi dịp cuối tuần, nơi đây được nhiều gia đình và các bạn trẻ lựa chọn là điểm đến thư giãn và vui chơi chụp ảnh.



Đề xuất