Nhân Ngày thế giới phòng chống HIV/AIDS (1/12):

Trên 42.000 bệnh nhân nhận thuốc ARV từ nguồn bảo hiểm y tế

Trên 42.000 bệnh nhân nhận thuốc ARV từ nguồn bảo hiểm y tế
Cán bộ y tế cấp thuốc, giám sát điều trị Methadone cho bệnh nhân HIV tại xã biên giới Dào San, huyện Phong Thổ, Lai Châu. Ảnh: Dương Ngọc – TTXVN
Cán bộ y tế cấp thuốc, giám sát điều trị Methadone cho bệnh nhân HIV tại xã biên giới Dào San, huyện Phong Thổ, Lai Châu. Ảnh: Dương Ngọc – TTXVN
Xác định bảo hiểm y tế là giải pháp lâu dài giúp người nhiễm HIV được tiếp tục điều trị thuốc kháng HIV (ARV) khi không còn nguồn tài trợ quốc tế, thời gian qua, ngành Y tế đã tập trung mở rộng bảo hiểm y tế cho người nhiễm HIV. Trong năm 2019, tỷ lệ bao phủ Bảo hiểm y tế trong bệnh nhân điều trị ARV dao động 90-91%. Đến ngày 31/10/2019, có hơn 42.000 bệnh nhân đang nhận thuốc ARV từ nguồn bảo hiểm y tế tại 188 cơ sở điều trị HIV/AIDS; 51 tỉnh, thành phố có tỷ lệ tham gia bảo hiểm y tế đạt hơn 90%; 9 tỉnh có tỷ lệ dưới 90%, thấp nhất là Thành phố Hồ Chí Minh (80%). Nhiều tỉnh, thành phố đạt 100% bệnh nhân đang điều trị ARV có thẻ bảo hiểm y tế như: Ninh Thuận, Lai Châu, Cao Bằng, Cà Mau... Trong năm 2019, các cơ sở y tế đã đấu thầu và mua sắm thành công thuốc ARV nguồn bảo hiểm y tế cho 48.000 bệnh nhân; đến hết tháng 10/2019 đã có hơn 41.000 bệnh nhân nhận thuốc. Dự kiến trong năm 2020 sẽ cung ứng cho 103.000 bệnh nhân. Đến hết quý 2/2019, cả nước đã có 96% cơ sở điều trị HIV/AIDS kiện toàn và ký hợp đồng cung cấp dịch vụ khám chữa bệnh bảo hiểm y tế. Các cơ sở còn lại chưa đủ điều kiện để kiện toàn và ký hợp đồng với cơ quan bảo hiểm y tế sẽ được duy trì nguồn thuốc từ các chương trình dự án và hoàn thiện tiếp công tác kiện toàn. Sau khi không còn các nguồn thuốc miễn phí, các cơ sở này trường hợp không hoàn thiện công tác kiện toàn phải chuyển bệnh nhân sang các cơ sở khám chữa bệnh bảo hiểm y tế khác. Tuy nhiên, theo nhận định của PGS.TS Nguyễn Hoàng Long, Cục trưởng Cục Phòng chống HIV/AIDS (Bộ Y tế): “Việc tiếp cận 10% còn lại sẽ còn gặp khó khăn do kỳ thị và sợ phân biệt đối xử của người nhiễm HIV nên không muốn dùng bảo hiểm y tế. Các bệnh nhân mới tham gia điều trị tại các bệnh viện trung ương và bệnh viện đa khoa tỉnh không muốn về các bệnh viện tuyến huyện để điều trị. Các bệnh nhân ngoại tỉnh còn khó khăn khi đăng ký các thủ tục tạm trú. Nhiều bệnh nhân mất giấy tờ tùy thân…”. Trong thời gian tới, nhằm nâng tỷ lệ bệnh nhân nhận thuốc ARV qua bảo hiểm y tế, các tỉnh, thành phố cần tiếp tục tư vấn, truyền thông vận động người nhiễm HIV tham gia bảo hiểm y tế. Bên cạnh vận động đảm bảo các nguồn tài chính cho hỗ trợ mua thẻ bảo hiểm y tế cho các đối tượng khó khăn (đã có 40/64 tỉnh, thành phố tự đảm bảo từ nguồn ngân sách địa phương), các địa phương hỗ trợ các cơ sở điều trị có hệ thống dữ liệu kết nối trên toàn quốc để quản lý...
Bích Thủy

Có thể bạn quan tâm