Nhân 75 năm ngày truyền thống TTXVN - Lần thứ 3 được phong tặng danh hiệu Anh hùng

Ngày 1/9, Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam Nguyễn Phú Trọng đã ký Quyết định 1521/QĐ-CTN phong tặng danh hiệu “Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân” cho 15 tập thể vì đã có thành tích đặc biệt xuất sắc trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

Thông tấn xã Giải phóng (TTXVN) có tên trong danh sách phong tặng danh hiệu lần này. Đây là lần thứ 3, TTXVN vinh dự được phong tặng danh hiệu Anh hùng.

Ngày 15/9/1945, Việt Nam Thông tấn xã phát đi toàn văn bản Tuyên ngôn Độc lập cùng với danh sách Chính phủ lâm thời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, thông qua những bản tin bằng 3 thứ tiếng: Tiếng Việt, tiếng Anh và tiếng Pháp. Sự kiện này có ý nghĩa trọng đại không chỉ với TTXVN mà với cả dân tộc - Ngày 15 tháng 9 đã trở thành Ngày truyền thống của ngành thông tấn quốc gia.

Nhan 75 nam ngay truyen thong TTXVN - Lan thu 3 duoc phong tang danh hieu Anh hung hinh anh 1Tháng 3/1973, 150 phóng viên, điện báo viên, kỹ thuật viên Khóa GP10 của Việt Nam Thông tấn xã (nay là TTXVN) lên tàu vào chi viện cho Thông tấn xã Giải phóng tại chiến trường miền Nam. Ảnh: Tư liệu TTXVN

Quá trình hình thành và phát triển của TTXVN luôn đồng hành với sự nghiệp cách mạng, giải phóng dân tộc và dựng xây đất nước của nhân dân ta. Trong công cuộc kháng chiến cứu quốc, đội ngũ đông đảo những người làm báo của TTXVN đã thực sự là những nhà báo – chiến sĩ. Với hơn 260 liệt sỹ, Thông tấn xã Việt Nam là cơ quan báo chí có số nhà báo hy sinh nhiều nhất trong số các cơ quan báo chí cả nước

Ngày 12/10/1960, đúng vào ngày Ban Bí thư T.Ư Ðảng ra Chỉ thị về tăng cường công tác của VNTTX trong tình hình mới, bản tin đầu tiên của TTXGP được phát đi từ Chiến khu Dương Minh Châu dưới cái tên GPX (Giải phóng xã), phát đối ngoại là LPA, là tuyên ngôn về sự ra đời của hãng thông tấn của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền nam Việt Nam.

Sau khi thống nhất đất nước, ngày 24/5/1976, thực hiện chỉ thị của Ban Bí thư Trung ương Đảng, Việt Nam Thông tấn xã và Thông tấn xã Giải phóng - cơ quan thông tin chính thức của Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam - được hợp nhất, đánh dấu một giai đoạn mới trong bước phát triển của ngành. Ngày 12/5/1977, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ra Nghị quyết số 84/NQ-QHK6 phê chuẩn việc đổi tên Việt Nam Thông tấn xã thành Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN).

Trải qua 75 năm chiến đấu, xây dựng và phát triển gắn liền với những dấu mốc lịch sử của đất nước, TTXVN là cơ quan báo chí đầu tiên của cả nước được phong tặng ba danh hiệu Anh hùng: Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới và 2 lần phong tặng Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân. Cùng với đó, TTXVN đã được Đảng và Nhà nước tặng thưởng Huân chương Sao Vàng, hai Huân chương Hồ Chí Minh, hai Huân chương Độc lập hạng Nhất và nhiều huân, huy chương cao quý khác.

* Danh sách 15 tập thể được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu “Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân” lần này gồm:

-Trung đoàn 22, Sư đoàn 3, Quân khu 1 (trước đây là Trung đoàn 22, Sư đoàn 3, Quân khu 5), Bộ Quốc phòng;

-Trung đoàn cao xạ 233, Quân khu 4, Bộ Quốc phòng;

-Đại đội Đặc công 90, Khu 9, thị xã Pleiku (nay là thành phố Pleiku), tỉnh Gia Lai, Bộ Quốc phòng;

-Tiểu đoàn 560, Trung đoàn 895, Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Bến Tre, Quân khu 9, Bộ Quốc phòng;

-Kho T602, Cục Vật tư nhiên liệu, Tổng cục Hậu cần (nay là Kho K602, Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng), Bộ Quốc phòng;

-Nhân dân và Lực lượng vũ trang xã Hải Quang, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định;

-Nhân dân và Lực lượng vũ trang xã Bình Minh, huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa;

-Nhân dân và Lực lượng vũ trang xã Diễn Thọ, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An;

-Nhân dân và Lực lượng vũ trang xã Xuân Lâm, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An;

-Nhân dân và Lực lượng vũ trang xã Tân Đông, huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang;

-Lực lượng Thanh niên xung phong Thành phố Hà Nội;

-Tập thể Nữ tù binh Trại giam Phú Tài, tỉnh Bình Định;

-Đoàn Ca nhạc (nay là Nhà hát), Đài Tiếng nói Việt Nam;

-Thông tấn xã Giải phóng;

-Ban Tổ chức Khu ủy Khu 5.

Tin liên quan

Mãi tự hào là phóng viên của Thông tấn xã Giải phóng ( Bài 3)

Thông tấn xã Giải phóng ( nay là Thông tấn xã Việt Nam) ra đời cách đây gần 60 năm (1960-2020). Trong hơn 15 năm thực hiện nhiệm vụ chính trị, thông tin tuyên truyền trên chiến trường miền Nam, rất nhiều phóng viên của Thông tấn xã Giải phóng đã cống hiến, thậm chí đã ngã xuống trên chiến trường. Với nhiều người, thời gian sống và làm việc tại Thông tấn xã Giải phóng đã để lại rất nhiều kỷ niệm sâu sắc.


Mãi tự hào là phóng viên của Thông tấn xã Giải phóng (Bài 2)

Thông tấn xã Giải phóng ( nay là Thông tấn xã Việt Nam) ra đời cách đây gần 60 năm (1960-2020). Trong hơn 15 năm thực hiện nhiệm vụ chính trị, thông tin tuyên truyền trên chiến trường miền Nam, rất nhiều phóng viên của Thông tấn xã Giải phóng đã cống hiến, thậm chí đã ngã xuống trên chiến trường. Với nhiều người, thời gian sống và làm việc tại Thông tấn xã Giải phóng đã để lại rất nhiều kỷ niệm sâu sắc.


Mãi tự hào là phóng viên của Thông tấn xã Giải phóng (Bài 1)

Thông tấn xã Giải phóng ( nay là Thông tấn xã Việt Nam) ra đời cách đây gần 60 năm (1960-2020). Trong hơn 15 năm thực hiện nhiệm vụ chính trị, thông tin tuyên truyền trên chiến trường miền Nam, rất nhiều phóng viên của Thông tấn xã Giải phóng đã cống hiến, thậm chí đã ngã xuống trên chiến trường. Với nhiều người, thời gian sống và làm việc tại Thông tấn xã Giải phóng đã để lại rất nhiều kỷ niệm sâu sắc.


Nhân 45 năm thống nhất đất nước: Ký ức phóng viên chiến trường GP10

Thành lập đến nay đã 75 năm, Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN) là cơ quan thông tin chiến lược, tin cậy của Đảng, Nhà nước, là Hãng thông tấn Quốc gia mạnh trong khu vực. Đã có lớp lớp phóng viên TTXVN có mặt trên mọi miền đất nước, mọi thời kỳ cách mạng nhưng GP10 là lớp phóng viên đặc biệt - "Phóng viên chiến trường", xứng đáng là một danh hiệu, góp phần làm rạng danh lịch sử vẻ vang của TTXVN (GP10: Giải Phóng - khóa 10). Đây là lớp phóng viên được đào tạo cho trận đánh cuối cùng để giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.



Đề xuất