Nhạc lễ - Nét văn hóa dân gian đặc trưng của người Khmer Nam Bộ

Nhạc lễ - Nét văn hóa dân gian đặc trưng của người Khmer Nam Bộ
Với sự hỗ trợ của các ngành chức năng địa phương, năm 2013, Ban nhạc lễ Khmer chùa Dơi ở thành phố Sóc Trăng đã được thành lập, tham gia biểu diễn phục vụ du khách đến tham quan chùa và các lễ hội trong và ngoài tỉnh
Với sự hỗ trợ của các ngành chức năng địa phương, năm 2013, Ban nhạc lễ Khmer chùa Dơi ở thành phố Sóc Trăng đã được thành lập, tham gia biểu diễn phục vụ du khách đến tham quan chùa và các lễ hội trong và ngoài tỉnh 
Nhạc lễ không chỉ tô điểm cho không khí lễ hội mà còn như phương tiện kết nối giữa con người với thế giới thần linh. Diễn tấu phổ biến nhất trong nghi lễ là dàn nhạc ngũ âm, bộ trống Chhay Yam (Chhay dăm), dàn nhạc lễ Phleng Kar (Ph’lêng ca)… Dàn nhạc lễ thường có từ 5 - 8 thành viên, sử dụng 5 nhạc cụ chính gồm: kèn Pey Puok (Pây Puốc), trống Skor Touch (S’cô Tôch), đàn cán dài Chapey Dangveng (Cha-pây đoong vêng), đàn Khser Diêu (Kh’ser điêu) và đàn cò 3 dây.
Nghệ nhân ưu tú Danh Xà Rậm ở ấp Đầu Sấu Đông, xã Lộc Ninh, huyện Hồng Dân (Bạc Liêu) luôn nhiệt huyết với âm nhạc truyền thống, đặc biệt là đàn Chapey Dangveng
Nghệ nhân ưu tú Danh Xà Rậm ở ấp Đầu Sấu Đông, xã Lộc Ninh, huyện Hồng Dân (Bạc Liêu) luôn nhiệt huyết với âm nhạc truyền thống, đặc biệt là đàn Chapey Dangveng 
Các nhạc cụ đc chế tác từ chất liệu sẵn có trong tự nhiên. Nhạc lễ cổ truyền Khmer mang giá trị nhân văn, có thể độc tấu hoặc hòa tấu với nhiều loại nhạc cụ khác. Khi diễn tấu, mỗi nhạc khí trong dàn nhạc lễ tạo ra âm sắc, âm điệu riêng. Hiện nay, nhạc lễ cổ truyền Khmer được lưu giữ trong các gia đình, chùa, trường học… nhưng đang có nguy cơ mai một.
Múa trống Chhay Yam
Múa trống Chhay Yam 
Để những cung bậc thanh âm trở thành vốn quý trong kho tàng văn hóa nghệ thuật của đồng bào Khmer Nam Bộ, rất cần các ngành chức năng và các địa phương quan tâm gìn giữ, bảo tồn.
Sơn Hên - Bảo Long

Có thể bạn quan tâm