Nhà máy điện sinh khối KCP-Phú Yên chính thức hòa lưới điện Quốc gia

Nhà máy điện sinh khối KCP-Phú Yên chính thức hòa lưới điện Quốc gia
Khu vực điều hành của Nhà máy điện sinh khối KCP-Phú Yên. Thế Lập – TTXVN.
Khu vực điều hành của Nhà máy điện sinh khối KCP-Phú Yên. Thế Lập – TTXVN.

Nhà máy điện sinh khối KCP-Phú Yên khởi công xây dựng tại huyện miền núi Sơn Hòa (tỉnh Phú Yên) từ năm 2015 sau khi Nhà máy đường KCP của công ty được nâng công suất ép lên 8.000 tấn mía cây/ngày. Do lượng bã mía tồn dư lớn nếu xử lý tốt sẽ tạo ra nguồn nhiệt rất lớn. Do đó, Công ty TNHH Công nghiệp KCP quyết tâm hình thành nhà máy điện sinh khối có tổng sông suất 60 MW với kinh phí đầu tư gần 1.300 tỷ đồng. Đến nay, nhà máy đã hoàn thành giai đoạn một, công suất 30 MW với sản lượng điện hàng năm đạt hơn 70 triệu kWh. 

Một góc Nhà máy điện sinh khối KCP-Phú Yên. Thế Lập – TTXVN.
 Một góc Nhà máy điện sinh khối KCP-Phú Yên. Thế Lập – TTXVN.

Hiện nay, Công ty TNHH Công nghiệp KCP Việt Nam tiếp tục triển khai giai đoạn 2 , khi đó công suất nhà máy chế biến mía đường nâng lên 10.000 tấn mía cây/ngày thì công suất nhà máy điện sinh khối sẽ đạt như thiết kế là 60 MW . 

Trạm biến áp 110 KV của nhà máy. Thế Lập- TTXVN.
Trạm biến áp 110 KV của nhà máy. Thế Lập- TTXVN.

So với nguồn nhiệt điện và thủy điện, điện sinh khối được xem là thân thiện với môi trường, đồng thời giải quyết được nhiều bài toán kinh tế khác. 

Các đại biểu tham quan khu vực điều hành của Nhà máy điện sinh khối KCP- Phú Yên. Thế Lập- TTXVN.
Các đại biểu tham quan khu vực điều hành của Nhà máy điện sinh khối KCP- Phú Yên. Thế Lập- TTXVN.

Theo ông K.V.S.R Subbaiah, Tổng giám đốc Công ty TNHH Công nghiệp KCP Việt Nam: “Khi nhà máy đi vào hoạt động sẽ góp phần thúc đẩy sự phát triển của tỉnh nhà, tăng nguồn thu cho công ty và tăng thu nhập cho người trồng mía. Trong thời gian tới, công ty cũng sẽ thúc đẩy việc triển khai nhà máy chế biến cồn và phân vi sinh từ các phụ phẩm trong quá trình sản xuất đường”.

Có thể bạn quan tâm