Nguyễn Thị Diệu Hiền - Nữ sinh Đồng Tháp làm son môi từ hoa sen

Bằng đam mê đặc biệt với hoa sen, em Nguyễn Thị Diệu Hiền, học sinh lớp 12 Trường Trung học Cơ sở - Trung học Phổ thông Phú Thành A huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp, nghiên cứu, sản xuất thành công son môi từ hoa sen. Dự án son sen của Diệu Hiền đoạt giải Nhì Cuộc thi khởi nghiệp do Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức năm 2021; giải Nhì về ý tưởng tại Cuộc thi khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo do Tỉnh đoàn Đồng Tháp tổ chức năm 2021.

Năm học trước, Trường Trung học Cơ sở - Trung học Phổ thông Phú Thành A mở cuộc thi ý tưởng khởi nghiệp trong học sinh. Diệu Hiền dự thi với ý tưởng làm son môi từ hoa sen để tạo ra sản phẩm mang dấu ấn riêng của Đồng Tháp. Ban đầu, Hiền tìm hiểu công dụng của hoa sen, học hỏi kỹ thuật làm son trên mạng internet rồi tiến hành thử nghiệm. Với kinh phí để dành từ tiền ăn sáng, Hiền đặt mua nguyên liệu và các thiết bị cần thiết như máy đánh son, khuôn, cốc thủy tinh… Em chọn các nguyên liệu có nguồn gốc tự nhiên như bột hoa sen, sáp ong, dầu ôliu, dầu jojoba, vitamin E, màu khoáng.

Nguyen Thi Dieu Hien - Nu sinh Dong Thap lam son moi tu hoa sen hinh anh 1 Em Nguyễn Thị Diệu Hiền lựa chọn và hái hoa sen để làm son môi. Ảnh: Nhựt An - TTXVN

Diệu Hiền đi tìm các cánh đồng sen và chọn mua những hoa sen đã nở, cánh hoa có màu hồng đậm, mùi thơm. Về nhà, em cắt nhỏ cánh hoa, phơi trong nắng sáng từ 8 - 10 giờ, liên tiếp ba ngày rồi nghiền thành bột. Dù có nhiều cố gắng nhưng ngay từ mẻ son đầu tiên làm từ sen, cô học trò sinh năm 2004 đã thất bại vì thỏi son thành phẩm cứng, khô như sáp nến, bột hoa sen vón cục. Không bỏ cuộc, em tiếp tục thử nghiệm, áp dụng nhiều cách để khắc phục những hạn chế của sản phẩm.

Nguyen Thi Dieu Hien - Nu sinh Dong Thap lam son moi tu hoa sen hinh anh 2 Son môi từ hoa sen được Diệu Hiền làm thủ công. Ảnh: Nhựt An - TTXVN

Thầy Nguyễn Thanh Tùng, Phó Hiệu trưởng Trường Trung học Cơ sở - Trung học Phổ thông Phú Thành A cho biết, ý tưởng sản xuất son môi từ hoa sen của Diệu Hiền có tính khả thi cao, phù hợp với xu thế thị trường ưa chuộng sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên, không ảnh hưởng đến sức khỏe. Nhà trường thành lập Tổ hỗ trợ ý tưởng khởi nghiệp cho học sinh. Tổ này tư vấn, góp ý để ý tưởng của Diệu Hiền hoàn thiện hơn; giúp đỡ em về kỹ thuật, chuyên môn và động viên về mặt tinh thần trong quá trình hiện thực hóa ý tưởng, tạo ra sản phẩm son sen.

Nguyen Thi Dieu Hien - Nu sinh Dong Thap lam son moi tu hoa sen hinh anh 3Sau nhiều lần thất bại, Diệu Hiền sản xuất thành công sôi môi từ hoa sen. Ảnh: Nhựt An - TTXVN

Sau cuộc thi ý tưởng khởi nghiệp ở trường, Hiền tiếp tục suy nghĩ, tìm tòi và được sự hướng dẫn của giáo viên dạy môn Hóa học của trường, sản phẩm son môi từ hoa sen ngày càng hoàn thiện. Tháng 10/2021, Hiền vui mừng khi mẻ son làm ra cơ bản đạt các yêu cầu như mịn, bóng, màu sắc đẹp, có mùi thơm nhẹ… và dần được người tiêu dùng chấp nhận với giá bán dùng thử trung bình 60.000 đồng/thỏi. Diệu Hiền cho rằng, việc sản xuất son sen khó ở chỗ phải nghiên cứu nguyên liệu phù hợp để tạo ra thỏi son mịn, mướt, bền màu, vừa có tác dụng làm đẹp, vừa có tác dụng dưỡng môi.

Nguyen Thi Dieu Hien - Nu sinh Dong Thap lam son moi tu hoa sen hinh anh 4 Sản phẩm son môi làm từ hoa sen của em Nguyễn Thị Diệu Hiền. Ảnh: Nhựt An - TTXVN

Hiện tại, sản phẩm son sen của Hiền đã bán ra thị trường nhưng vẫn còn một hạn chế mà em chưa hài lòng là độ bền màu của sản phẩm chưa như mong muốn. Em đang cố gắng nghiên cứu để tạo ra thỏi son “lì màu” nhưng phải dùng các nguyên liệu tự nhiên, không ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng. Do đang học lớp 12, rất bận rộn với việc học nên Hiền không có thời gian để sản xuất son sen số lượng lớn. “Sau khi tốt nghiệp Trung học Phổ thông, em sẽ theo học ngành Công nghệ Sinh học Y dược; tiếp tục nghiên cứu, khắc phục những hạn chế để sản phẩm son sen tốt hơn và phát triển dự án son sen” - Diệu Hiền chia sẻ về dự định của mình.

Theo Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Đồng Tháp Nguyễn Thanh Danh, dự án son sen được đánh giá cao về tiềm năng vì tận dụng nguyên liệu sẵn có tại địa phương, nâng cao giá trị cây sen so với bán sản phẩm thô. Đồng Tháp nhiều lần tổ chức cuộc thi khởi nghiệp trong học sinh nhằm khơi gợi các ý tưởng sáng tạo, mô hình kinh doanh và hiện thực hóa thành những dự án cụ thể. Ngành Giáo dục kỳ vọng, lứa tuổi học sinh dù chưa xây dựng dự án khởi nghiệp hoàn chỉnh nhưng qua cuộc thi, các em xác định được lĩnh vực, ngành nghề yêu thích, muốn gắn bó sau này để có định hướng phấn đấu.

Nhựt An

Tin liên quan

Phát triển cây sen thành sản phẩm đặc trưng trên quê hương Bác

Tháng 5 trên quê hương Chủ tịch Hồ Chí Minh (xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, Nghệ An) những đầm sen bát ngát đã thay áo mới, hoa sen bắt đầu khoe sắc, tỏa ngát hương thơm; các sản phẩm chế biến từ sen đa dạng, phong phú. Đây cũng là nét đặc trưng, cuốn hút du khách thập phương mỗi khi về thăm quê hương Bác.


Gia tăng chuỗi giá trị cây sen nơi đất sen hồng

Sen là một trong những ngành hàng được bổ sung trong tái cơ cấu nông nghiệp của tỉnh Đồng Tháp. Mục tiêu phát triển ngành này hiệu quả, chất lượng để nâng cao chuỗi giá trị cây sen trở thành đặc sản nổi tiếng ở vùng đất sen hồng.


Tăng năng suất gắn với bảo tồn nguồn giống sen Huế

Từ thành công của mô hình chuyển đổi trồng cây sen, UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế đang phối hợp với Học viện Nông nghiệp Việt Nam, Trường Đại học Nông Lâm thuộc Đại học Huế và các trung tâm nghiên cứu trong và ngoài tỉnh nghiên cứu và đưa vào bảo tồn, phát triển nguồn gen sen Huế thông qua phương pháp nuôi cấy mô. Qua đó, phát triển bền vững nghề trồng sen, tăng hiệu quả kinh tế và thu nhập cho người dân trồng sen trên địa bàn tỉnh.


Tăng giá trị cho cây sen Đồng Tháp

Với hơn 850 ha trồng sen, tỉnh Đồng Tháp nổi tiếng với diện tích sen phát triển ở các huyện Tháp Mười, Cao Lãnh, Thanh Bình, Tam Nông.


Lợi ích kép từ mô hình trồng sen ở vùng thấp trũng

Các mô hình trồng sen ở vùng thấp trũng của tỉnh Quảng Trị đang mang lại lợi ích kép khi vừa cho hiệu quả kinh tế cao vừa giải quyết được vấn đề ruộng đồng bị bỏ hoang do thường xuyên bị ngập nước.


Hiệu quả cao từ mô hình trồng sen lấy củ của chị Nguyễn Thị Thanh Vân

Mô hình thí điểm trồng sen lấy củ của gia đình chị Nguyễn Thị Thanh Vân, ấp Tân Hiệp, xã Long Tân, huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu được Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh chọn làm mô hình thí điểm đầu tiên của tỉnh. Sau gần 2 năm thực hiện mô hình này cho thấy những hiệu quả nhất định.


Những sản phẩm độc đáo nâng giá trị loài sen ở Huế

Festival nghề truyền thống Huế lần thứ 8 - 2019 sẽ diễn ra từ ngày 26/4 - 2/5 tại thành phố Huế với chủ đề "Tinh hoa nghề Việt" nhằm giới thiệu, quảng bá tinh hoa nghề, sản phẩm nghề thủ công và ẩm thực truyền thống của Việt Nam, với mục tiêu gìn giữ, tôn vinh, phát triển nghề thủ công truyền thống, góp phần phát triển kinh tế thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên - Huế và cả nước.


Tạo thương hiệu riêng cho sen Tháp Mười

Huyện Tháp Mười là một trong những địa phương của tỉnh Đồng Tháp có diện tích trồng sen lớn nhất tỉnh. Đây là lợi thế để phát triển du lịch sinh thái cũng như tạo thương hiệu riêng đối với mặt hàng này.



Đề xuất