Người lao động "chạy" để nghỉ sớm vì lo cách tính lương hưu mới

Người lao động "chạy" để nghỉ sớm vì lo cách tính lương hưu mới
Người lao động "chạy" để nghỉ sớm vì lo cách tính lương hưu mới ảnh 1
Giao dịch tại bộ phận “một cửa” của BHXH thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An. Ảnh: Dương Ngọc/TTXVN

Ông Bùi Sỹ Lợi, Phó Chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội cho biết: Theo Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, cách tính lương hưu sẽ tăng dần thời gian đóng bảo hiểm xã hội để đạt tỷ lệ hưởng lương hưu tối đa 75% khi có đủ 30 năm đối với nữ và 35 năm đối với nam.

Cụ thể, lao động nữ nghỉ hưu từ ngày 1/1/2018 trở đi, khi đủ 15 năm đóng bảo hiểm xã hội sẽ hưởng 45%, sau đó cứ mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội được tính bằng 2%, mức lương lưu tối đa không quá 75%.

Còn với lao động nam nghỉ hưu trong năm 2018 thì phải có đủ 31 năm đóng BHXH mới đạt tỷ lệ hưởng lương hưu 75%. Tương tự đối với các trường hợp lao động nam nghỉ hưu từ năm 2019; 2020; 2021 và 2022 trở đi (tương ứng đủ 32-35 năm đóng BHXH tỷ lệ hưởng lương hưu mới đạt 75%).

"Cách tính lương hưu mới từ năm 2018 này sẽ ảnh hưởng nhiều tới khu vực tư,  bởi khu vực này tính bình quân toàn bộ quá trình làm việc", ông Bùi Sỹ Lợi cho biết.

Trong khi khu vực công ít bị ảnh hưởng do cách tính lương hưu của khu vực này đang được tính theo từng giai đoạn. Theo đó, trước 1995, tính bình quân 5 năm cuối trước khi nghỉ hưu; từ ngày 1/1/1995 đến 31/12/2000 thì tính 6 năm cuối; từ ngày 1/1/2001 đến 31/12/2006 thì tính 8 năm cuối; từ 1/1/2007 đến 31/12/2015 thì tính 10 năm cuối; 1/1/2016 đến 31/12/2019 thì tính 15 năm cuối; 1/1/2020 đến 31/12/2024 tính 20 năm cuối; 1/1/2025 trở đi tính bình quân cả thời gian.

Còn những người vừa làm khu vực tư và khu vực công thì tính bình quân theo từng giai đoạn làm ở mỗi khu vực.

“Khu vực công là cơ quan hành chính, sự nghiệp, tổng công ty, tập đoàn nhà nước. Còn khu vực tư là doanh nghiệp tư nhân, FDI… Với cách tính này, thời gian làm việc của khu vực tư là bình quân của quá trình làm việc và đủ 30 năm mới được hưởng 75% lương”, ông Bùi Sỹ Lợi cho biết.

"Cũng từ cách tính lương hưu mới này được áp dụng từ 1/1/2018, trên thực tế đang có tình trạng nhiều lao động đang muốn giám định y khoa để đủ điều kiện nghỉ hưu trước năm 2018 nhằm “né tránh” những quy định mới. Họ vừa né quy định tăng thời gian nghỉ hưu và tỷ lệ giảm trừ từ 1% lên 2%, tương ứng mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi từ năm 2018”, ông Bùi Sỹ Lợi cho biết.

“Người lao động "chạy hồ sơ"  nghỉ sớm thường theo hướng nghỉ hưu do suy giảm khả năng lao động. Do đó, khoản 2, điều 117 Luật Bảo hiểm Xã hội đã quy định rất cụ thể việc khám giám định mức suy giảm khả năng lao động phải bảo đảm chính xác, công khai, minh bạch. Hội đồng giám định khoa sẽ phải chịu trách nhiệm về tính chính xác của kết quả giám định của mình theo quy định của pháp luật”, ông Bùi Sỹ Lợi cho biết.

Do đó, bên cạnh tiếp tục tăng cường tuyên truyền, phổ biến quy định của Luật Bảo hiểm Xã hội cho người dân, Bảo hiểm xã hội Việt Nam phải đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin trong việc quản lý bảo hiểm xã hội.

Có thể bạn quan tâm