Người lái đò “Cõng chữ” vượt sông Đà

Đã 18 năm dầm mưa dãi nắng, cô giáo Quách Thị Bích Nụ, người dân tộc Mường, Phó Hiệu trưởng Trường mầm non xã Đồng Ruộng, huyện Đà Bắc (Hòa Bình) vẫn hằng ngày cần mẫn lái đò vượt sông Đà đưa học sinh đi “tìm con chữ”.

Nguoi lai do “Cong chu” vuot song Da hinh anh 1Cô giáo Quách Thị Bích Nụ hằng ngày đưa học sinh vượt 5 km sông Đà để đến trường. Ảnh: Trọng Đạt

Sinh ra và lớn lên tại xã Đồng Ruộng, cô Nụ sớm hiểu hoàn cảnh khó khăn và quãng đường đến trường đầy gian nan của các em học sinh xóm Nhạp. Nhìn những dòng nước chảy siết của sông Đà ngăn bước chân học sinh, cô Nụ đã quyết định vừa quán xuyến việc chăm trẻ, vừa làm người lái đò chở các em đến trường. Năm 2011, cô Nụ quyết định bán đi cặp bò để mua một chiếc thuyền máy mà không đòi hỏi bất kỳ khoản kinh phí nào từ phía gia đình các em học sinh.

Nguoi lai do “Cong chu” vuot song Da hinh anh 2Cô giáo Quách Thị Bích Nụ luôn chăm sóc học sinh trên tinh thần trách nhiệm của một giáo viên, một người mẹ thứ hai với tình thương vô bờ bến. Ảnh: Trọng Đạt

Thấm thoát đã 18 năm, tất cả vì học sinh thân yêu, cô Nụ đã trở thành tấm gương sáng về nghị lực, người truyền cảm hứng để các em học sinh nỗ lực học tập, vươn lên. Với những thành tích đạt được, năm 2022, cô Nụ được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen là cá nhân xuất sắc trong học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; vinh dự là một trong những điển hình của tỉnh Hòa Bình góp mặt tại buổi giao lưu toàn quốc các điển hình tiêu biểu trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức phong cách Hồ Chí Minh.

Song Hà - Trọng Đạt

Tin liên quan

Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11: Cô giáo trẻ dành cả tuổi thanh xuân tận tụy với nghề “đưa đò”

Mười ba năm gắn bó với mảnh đất địa đầu Tổ quốc Hà Giang là mười ba năm cô giáo Đặng Thị Bích Huệ vượt qua biết bao khó khăn, thử thách, dành cả tuổi thanh xuân, dồn bao tâm huyết để cống hiến cho nền giáo dục nghề nghiệp, thực hiện sứ mệnh cao cả “đưa đò” giúp nhiều lứa học sinh của Trường Cao đẳng Kỹ thuật và Công nghệ Hà Giang tới bến bờ tri thức.


Ngày Nhà Giáo Việt Nam 20/11: Gửi gắm “tình riêng” để cắm bản

Tại Nghệ An, hàng nghìn giáo viên miền xuôi tự nguyện lên miền núi dạy học. Nhiều người chấp nhận xa gia đình, xa con, gửi gắm “tình riêng” để ở lại cắm bản. Dù trong điều kiện còn nhiều khó khăn, thiếu thốn, với lòng nhiệt huyết và tình yêu thương, các thầy, cô nơi đây vẫn ngày đêm miệt mài đem những "con chữ" đến với học sinh dân tộc thiểu số.



Đề xuất