Người giữ "hồn" sử thi M'Nông

Người giữ "hồn" sử thi M'Nông
Nghệ nhân Điểu K'lung với tác phẩm "Kho tàng sử thi Tây Nguyên"
Nghệ nhân Điểu K'lung với tác phẩm "Kho tàng sử thi Tây Nguyên"
Đối với người M’ Nông, sử thi như một bộ “Bách khoa toàn thư” phản ánh đời sống vật chất và tinh thần của dân tộc M’ Nông. Không chỉ có lễ hội bà con M’ Nông mới hát kể sử thi mà mỗi khi có khách, gia đình, dònghọ có việc, già trẻ gái trai có dịp quây quần bên bếp lửa là người già lại cất lời hát kể sử thi để mọi người cùng nghe.
Ngoài lúc lên rẫy canh tác, cứ có thời gian rảnh nghệ nhân Điểu K'lung lại ôn lại các tác phẩm sử thi M'nông
Ngoài lúc lên rẫy canh tác, cứ có thời gian rảnh nghệ nhân Điểu K'lung lại ôn lại các tác phẩm sử thi M'nông

Diễn xướng sử thi cũng có những luật tục riêng. Người M’ Nông không hát kể sử thi trong nhà có đám tang hoặc có người chết chưa bỏ mả (3 năm). Sử thi M’ Nông cũng cấm kỵ không được diễn xướng một mình mà phải có người nghe. 

Nghệ nhân Điểu K'lung truyền dạy cách hát kể sử thi M'nông cho các cháu
Nghệ nhân Điểu K'lung truyền dạy cách hát kể sử thi M'nông cho các cháu

Năm 1995, ngành văn hóa tỉnh Đắk Lắk tiến hành điều tra, sưu tầm sử thi M’ Nông và nghệ nhân Điểu K’ lung là một trong những người đầu tiên được mời tham gia. Ông có thể hát kể được hơn 120 sử thi. Trong số các tác phẩm sử thi M’ Nông do ông hát kể, sưu tầm đến nay đã xuất bản được 27 tác phẩm, 23 tác phẩm sẽ được xuất bản trong thời gian tới... Nghệ nhân Điểu K’ lung rất tự hào khi sử thi M’ Nông được đánh giá là sử thi có độ dài nhất trên thế giới. 

Với những đóng góp của mình, nghệ nhân Điểu K’ lung đã được tặng thưởng nhiều giải thưởng, trong đó có Huy chương vì sự nghiệp Văn học dân gian, danh hiệu Nghệ nhân dân gian…

Có thể bạn quan tâm