Người dân bản Pom Sinh (Điện Biên) mong mỏi một chiếc cầu

Người dân bản Pom Sinh (Điện Biên) mong mỏi một chiếc cầu
Qua được con suối, người dân còn phải vất vả di chuyển đoạn đường dài mới ra được gần trung tâm xã. Ảnh: Phan Tuấn Anh-TTXVN
Qua được con suối, người dân còn phải vất vả di chuyển đoạn đường dài mới ra được gần trung tâm xã. Ảnh: Phan Tuấn Anh-TTXVN

Đặc biệt nguy hiểm hơn, vào mùa mưa lũ, dòng suối Nậm Hua rộng hơn 20m trở nên dữ dằn với dòng chảy mạnh, xiết luôn tiềm ẩn những rủi ro, bất trắc đối với người dân trong mỗi chuyến bè mảng qua suối.

Cuộc sống hàng ngày của người dân vẫn phải phụ thuộc vào việc đi lại bằng bè mảng thô sơ. Ảnh: Phan Tuấn Anh-TTXVN
Cuộc sống hàng ngày của người dân vẫn phải phụ thuộc vào việc đi lại bằng bè mảng thô sơ. Ảnh: Phan Tuấn Anh-TTXVN

Bản Pom Sinh có hơn 80 hộ với hơn 400 nhân khẩu, chủ yếu là dân tộc Thái, Mông sinh sống; trong đó có hơn 20 hộ dân sinh sống bên kia suối Nậm Hua, phần lớn đây là những hộ nghèo, cận nghèo, đời sống kinh tế khó khăn. Để qua lại suối Nậm Hua trên con đường liên thôn, hằng ngày người dân phải đi trên chiếc bè mảng thô sơ, tải trọng tối đa được 4 người do chính người dân trong bản đóng góp tre, vầu, nứa và ngày công kết thành.

Trẻ em vẫn vô tư qua suối mà không biết hiểm nguy luôn rình rập. Ảnh: Phan Tuấn Anh-TTXVN
Trẻ em vẫn vô tư qua suối mà không biết hiểm nguy luôn rình rập.
Ảnh: Phan Tuấn Anh-TTXVN

Địa điểm nơi người dân chọn để neo đậu bè mảng có duy nhất một dây sắt nối cố định qua suối nên chỉ có một bè mảng được sử dụng để vận chuyển người, hàng hóa nông sản qua suối. Thời gian một lần qua suối, nhanh nhất cũng mất từ 7 - 10 phút, phụ thuộc vào sức khỏe và sự khéo léo của người cầm dây kéo. Hàng ngày, hàng chục lượt người đi trên bè mảng qua suối. Toàn bộ đều không sử dụng, trang bị bất cứ một thiết bị phao cứu sinh nào. Dù biết đến mối nguy hiểm rình rập nhưng người dân vẫn liều mình “đánh đu” tính mạng với tử thần. Nguy hiểm hơn, nhiều phụ nữ, trẻ em hàng ngày đi cắt cỏ, lên nương, đi chợ, đi học… phải qua suối bằng bè mảng.

Mọi sinh hoạt đi lại tiếp xúc với bên ngoài của người dân đều phải đi qua con suối Nậm Hua. Ảnh: Phan Tuấn Anh-TTXVN
Mọi sinh hoạt đi lại tiếp xúc với bên ngoài của người dân đều phải đi qua con suối Nậm Hua. Ảnh: Phan Tuấn Anh-TTXVN

Em Lò Thị Thao (12 tuổi) hàng ngày vẫn phải đi qua con suối bằng bè mảng để giúp bố mẹ chăn gia súc. Ảnh: Phan Tuấn Anh-TTXVN
 Em Lò Thị Thao (12 tuổi) hàng ngày vẫn phải đi qua con suối bằng bè mảng để giúp bố mẹ chăn gia súc. Ảnh: Phan Tuấn Anh-TTXVN

Theo chị Lò Thị Tâm ở bản Pom Sinh, đã hơn 3 năm nay, người dân trong bản phải đi bè mảng qua suối Nậm Hua. Khi có lũ, nước đổ về nhiều, dòng suối chảy mạnh khiến nhiều người bị ngã. Trẻ em trường, người dân đi mua gạo, xát thóc phải đi qua suối rất vất vả.

Những chiếc bè mảng của người dân để di chuyển qua suối. Ảnh: Phan Tuấn Anh-TTXVN
Những chiếc bè mảng của người dân để di chuyển qua suối.
Ảnh: Phan Tuấn Anh-TTXVN

Anh Quàng Văn Biên, (37 tuổi) người dân trong bản Pom Sinh chia sẻ: “Cách đây hai năm, cũng vào mùa mưa lũ, có khoảng 6 học sinh tự kéo bè mảng để đi học. Đến giữa suối, do nước chảy mạnh, các cháu không thể tiếp tục để đưa bè mảng di chuyển vào bờ. Các cháu sợ quá kêu cứu nên người dân trong bản biết, đến cứu kịp thời. Sau vụ việc này, người dân trong bản rất lo lắng, không dám để các cháu qua suối bằng bè mảng, mà phải có người lớn đi cùng”.

Người dân đi trên bè mảng không hề có phao cứu sinh rất nguy hiểm đến tính mạng. Ảnh: Phan Tuấn Anh-TTXVN
Người dân đi trên bè mảng không hề có phao cứu sinh rất nguy hiểm đến tính mạng. Ảnh: Phan Tuấn Anh-TTXVN

Một gia đình di chuyển trên chiếc bè mảng khi đi qua suối. Ảnh: Phan Tuấn Anh-TTXVN
Một gia đình di chuyển trên chiếc bè mảng khi đi qua suối.
Ảnh: Phan Tuấn Anh-TTXVN
Ông Lò Văn Biên, Phó Trưởng bản Pom Sinh cho biết: Hơn 3 năm trước, chỗ cạnh đập tràn trên suối Nậm Hua cũng có một cây cầu treo giúp dân đi lại dễ dàng. Cầu treo xuống cấp nghiêm trọng nên đã bị phá đi. Để phục vụ nhu cầu đi lại, tại chính địa điểm cây cầu treo cũ, người dân đã đóng góp gỗ, tre, nứa chặt ở trên rừng và đóng góp ngày công để dựng một cây cầu phao nhỏ bắc qua suối phục vụ nhu cầu đi lại. Tuy nhiên, nước lũ đã cuốn trôi cây cầu phao đi, do vậy, hiện nay người dân phải qua suối Nậm Hua bằng bè mảng. Không riêng gì người dân bản Pom Sinh, người dân các bản Vang, bản Cộng cũng đi qua suối bằng bè mảng như thế. Việc đi qua suối bằng bè mảng trên rất khó khăn, vất vả và nguy hiểm đến tính mạng con người. Đặc biệt, để trẻ em đi học một mình có thể xảy ra tai nạn. “Tôi mong muốn chính quyền địa phương quan tâm cho dân bản một cái cầu chắc chắn để đi lại được an toàn, không phải vất vả, lo lắng nữa”, ông Biên nói.

Phương tiện đi lại duy nhất của người dân khi muốn trở về gia đình là chiếc bè mảng. Ảnh: Phan Tuấn Anh-TTXVN
Phương tiện đi lại duy nhất của người dân khi muốn trở về gia đình là chiếc bè mảng. Ảnh: Phan Tuấn Anh-TTXVN

Ước mơ về một cây cầu vững chắc, an toàn trên suối Nậm Hua là điều mà người dân bản Pom Sinh mong mỏi hơn bao giờ hết. Điều đó rất cần sự quan tâm, vào cuộc của các cấp chính quyền huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên để giúp người dân nơi đây đi lại thuận tiện, giao thương, phát triển kinh tế, ổn định đời sống./.
Phan Tuấn Anh - Xuân Tiến 

Có thể bạn quan tâm