Người cựu chiến binh với dự án "Vì một môi trường nông thôn bền vững"

Người cựu chiến binh với dự án "Vì một môi trường nông thôn bền vững"

Để góp phần giải quyết tình trạng ô nhiễm này, anh Lê Thiện An đã đứng ra huy động vốn để đầu tư mở Công ty cổ phần Đầu tư Phát triển Môi trường ViWaSeen Phương Hướng, chuyên thu gom và xử lý rác thải tại địa phương.

Công nhân đang xử lý rác trong nhà máy thu gom xử lý rác thải. Ảnh: Ngọc Thu
Công nhân đang xử lý rác trong nhà máy thu gom xử lý rác thải. Ảnh: Ngọc Thu

Trước khi đi tới quyết định thành lập công ty,  anh An đã tự bỏ chi phí tìm đến hơn 20 nhà máy xử lý rác thải của các tỉnh như Bình Dương, Bình Phước, Hà Tĩnh… để học hỏi thêm kinh nghiệm thu gom và xử lý rác thải. Khi đã cập nhật được kiến thức cần thiết, anh bắt tay vào xây dựng dự án đầu tư xây dựng nhà máy xử lý rác thải và sản xuất phân hữu cơ vi sinh từ rác tại huyện Chư Sê.

Năm 2010, anh An đã bán hết nhà, đất rẫy, vay mượn thêm anh em để xây dựng nhà máy xử lý rác thải với tổng số vốn 15,7 tỷ đồng. Sau 5 năm xây dựng, đến nay Nhà máy đã đi vào hoạt động. Anh An cho biết: “Nhà máy xử lý rác thải và sản xuất phân hữu cơ vi sinh từ rác sử dụng công nghệ tiên tiến, bảo đảm các tiêu chuẩn xả thải, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường trên địa bàn. Công suất xử lý của nhà máy đạt 40-50 tấn rác/ngày, mỗi tháng thu hồi được 20 tấn phân compost, lợi nhuận từ 20% đến 25%. Hiện tại, nhà máy đang sử dụng 9 hầm ủ và hoàn thành lò đốt rác thải và xử lý chất thải sinh hoạt trên địa bàn xã Ia Blang và Ia Hlốp”.

Dây chuyền sản xuất của nhà máy thu gom xử lý rác thải. Ảnh: Ngọc Thu
Dây chuyền sản xuất của nhà máy thu gom xử lý rác thải. Ảnh: Ngọc Thu

Công ty cổ phần Đầu tư Phát triển Môi trường ViWaSeen Phương Hướng gồm 22 công nhân do anh trực tiếp tuyển. Những công nhân ở đây là người dân tộc thiểu số của địa phương, đời sống nghèo khổ. Khi tuyển nhân công, anh An đã trực tiếp hướng dẫn, hỗ trợ tiền ăn, trả lương 3,6 triệu đồng/tháng, được đóng BHXH, BHYT. Anh vừa dạy nghề, vừa tuyên truyền giữ gìn vệ sinh môi trường cho công nhân, để công nhân về tuyên truyền lại cho thôn làng mình.

Anh Rlanh Yên-công nhân Công ty cổ phần Đầu tư Phát triển Môi trường ViWaSeen Phương Hướng chia sẻ: Tôi được vào làm trong Công ty, cuộc sống đỡ vất vả hơn. Nếu không có gạo ăn thì được Công ty hỗ trợ thêm. Con cái được đi học đầy đủ. Bây giờ tôi biết tác hại và cách xử lý các loại rác thải, về nhà, tôi sẽ nói với vợ con và bà con trong làng biết giữ gìn vệ sinh, đảm bảo sức khỏe, bảo vệ môi trường.

Không chỉ dừng lại ở các xã tại huyện Chư Sê, anh An còn liên hệ với huyện lân cận chưa có nhà máy thu gom xử lý rác thải, như Chư Pưh, Phú Thiện... để mở rộng thêm địa điểm thu gom rác.

Đây là mô hình tốt trong công tác xử lý rác thải ở nông thôn, có thể nhân rộng ở nhiều địa phương nhằm bảo vệ môi trường theo hướng bền vững./.

Báo Gia Lai

Có thể bạn quan tâm