Người Chăm Bà La Môn mừng nhà mới

Theo phong tục của đồng bào Chăm ngôi nhà rất quan trọng trong cuộc đời của đồng bào. Nó là linh hồn, là trái tim của mỗi đồng bào dân tộc Chăm. Ngôi nhà là không gian sống động linh thiêng, là nơi thờ cúng tổ tiên. 
 
 Xây dựng ngôi nhà xong, để thể hiện lòng thành kính, biết ơn ông bà tổ tiên, gia chủ chuẩn bị lễ vật tổ chức lễ về nhà mới mời thầy cúng và người thân về nhà mình để chúc phúc qua đó người thân công nhận ngôi nhà đó là của mình.
Nguoi Cham Ba La Mon mung nha moi hinh anh 1
Đồng bào Chăm chuẩn bị các lễ vật để làm lễ báo với thần linh tại tháp Chăm.

Nguoi Cham Ba La Mon mung nha moi hinh anh 2
Người dân tộc Chăm mang các lễ vật vào tháp để dâng lên thần linh. Đồng bào Chăm mang theo lễ vật bao gồm trầu, cau, rượu,.. mang lên Tháp Chăm làm nghi thức tấu trình với thần Po Ginuer Matri (thần Si va).

Thầy cúng đang làm nghi lễ mở cửa đền tháp. Tiếp đó, thầy cúng thực hiện nghi thức tẩy tượng Mukhalinga và tiến hành nghi thức mặc trang phục cho tượng vua Pô Klaong Girai. Tiếp đó, người dân tộc Chăm mang các lễ vật vào tháp để dâng lên thần linh. Thầy cúng tiến hành nghi thức thắp sáng cây đèn thần, tạo lửa và đốt trầm hương, ông kadhar hát thánh ca thực hiện nghi thức cúng.

Nguoi Cham Ba La Mon mung nha moi hinh anh 3
Nghi thức mở cửa tháp.
Nguoi Cham Ba La Mon mung nha moi hinh anh 4
Người Chăm mang lễ vật vào tháp cúng thần linh.

Nguoi Cham Ba La Mon mung nha moi hinh anh 5
Thầy cúng thực hiện nghi thức cúng thần linh.

Sau khi tiến hành làm lễ báo cáo với thần linh tại tháp xong đồng bào chuẩn bị đồ cúng để làm lễ tại ngôi nhà mới của mình. Thầy cúng tiến hành cúng 2 chum gạo đầy trên đó có để mấy đồng tiền tượng trưng cho sự cầu mong no đủ bởi gạo nuôi bản thân con người. Sau đó, thầy cúng quay đến 2 mâm cao đã chuẩn bị cho thần linh, hướng đầu tiên là cúng Mẹ quay về hướng Đông để cúng vì Mẹ là dương, là hướng Đông - hướng của mặt trời mọc. Tiếp theo thầy sẽ hướng về hướng Tây tượng trưng cho Cha, mời Cha về nhà mừng vui nhà mới.

Nguoi Cham Ba La Mon mung nha moi hinh anh 6
Đồng bào chuẩn bị lễ cúng tại nhà.
 
Nguoi Cham Ba La Mon mung nha moi hinh anh 7
Thầy cúng cúng 2 chum gạo.
 
Nguoi Cham Ba La Mon mung nha moi hinh anh 8
Thấy cúng hướng về hướng Đông và Tây mời Mẹ và Cha về mừng nhà mới.

Theo Langvietonline.vn
 

Tin liên quan

Múa trống đôi của người Chăm H’roi

Múa trống đôi là di sản văn hóa độc đáo của người Chăm H’roi. Người ta trò chuyện, tâm tình với nhau qua tiếng trống, trao gửi tâm tư, tình cảm, khát vọng và kết nối cả cộng đồng, kết nối quá khứ, hiện tại, tương lai cũng qua tiếng trống.


Vũ điệu của người Chăm

Dân tộc Chăm chẳng những đã sáng tạo nên nhiều kiệt tác điêu khắc và kiến trúc đền tháp còn lưu lại trên dải đất miền Trung mà còn bảo lưu nhiều di sản văn hóa phi vật thể quý báu như lễ hội, nghệ thuật diễn xướng gian, trò chơi, trang phục, ẩm thực, nghề thủ công truyền thống, tri thức bản địa... Trong kho tàng nghệ thuật diễn xướng dân gian dân tộc Chăm, các điệu múa nghi lễ mang nhiều giá trị đặc sắc, trở thành nét độc đáo nhất trong các lễ hội truyền thống dân tộc.


Lễ dựng cột nhà của người Chăm

Người Chăm sinh sống ở vùng Nam Bộ theo đạo Hồi Islam. Trải qua nhiều biến động, đến nay, đồng bào Chăm vẫn giữ được những nét văn hóa đặc sắc của mình.


Đồng bào Chăm vui tết Roya Haji

Lễ Roya Haji của người Chăm Islam ở tỉnh An Giang diễn ra trong 3 ngày, bắt đầu từ ngày 10 tháng 12 Hồi lịch (năm nay tương ứng từ ngày 9 - 11/8 dương lịch).


Người Chăm vui tết Ramưwan

Khác với lễ Ramadan của người Hồi giáo Islam, Tết Ramưwan của người Chăm Bàni là sự kết hợp của nhiều nghi lễ truyền thống như: Lễ tảo mộ, lễ cúng bái tổ tiên tại nhà và tháng chay niệm Ramadan của các thầy Char tại chùa, tháp…


Người Chăm Bà La Môn mừng nhà mới

Theo phong tục của đồng bào Chăm ngôi nhà rất quan trọng trong cuộc đời của đồng bào. Nó là linh hồn, là trái tim của mỗi đồng bào dân tộc Chăm. Ngôi nhà là không gian sống động linh thiêng, là nơi thờ cúng tổ tiên.


Những điệu múa truyền thống của đồng bào Chăm

Lễ hội, lễ tục Chăm là cái nôi chứa đựng kho tàng văn nghệ dân gian đặc sắc, trong đó múa là phần hồn không thể thiếu. Hầu như không có lễ hội nào của người Chăm lại thiếu đi những điệu múa dân gian đặc sắc hòa với tiếng trống gineng và tiếng kèn saranai.


Lễ ăn mừng nhà mới của đồng bào Chăm

Đối với cộng động dân tộc Chăm Is Lam tỉnh An Giang, khi cất ngôi nhà mới thì việc dựng cột rất quan trọng. Khi dựng cột nhà, gia chủ chọn ngày mà gia chủ cảm thấy thuận lợi nhất chứ không chọn ngày lành tháng tốt như người Kinh hoặc một số dân tộc khác. Đến ngày dựng cột nhà, khoảng 6 hoặc 7 giờ sáng gia chủ mời một số thanh nhiên to khỏe và ông I mầm - đại diện ban giáo cả đến nơi cất nhà.


Đặc sắc lễ hội cầu mưa của dân tộc Chăm H’roi

Lễ cầu mưa của đồng bào Chăm H’roi tỉnh Bình Định là một nghi thức mang ý nghĩa tạ ơn trời đất đã ban cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi, đời sống đồng bào no đủ, mọi người được bình an khỏe mạnh.


Lễ Cưới Chăm Bà Ni

Đồng bào Chăm có truyền thống văn hóa lâu đời, mang đậm bản sắc dân tộc, thể hiện qua tiếng nói, chữ viết, kiến trúc, điêu khắc, văn hóa dân gian… Trong đó, nét đặc trưng độc đáo thể hiện qua các hình thức lễ, đặc biệt là lễ cưới một trong những lễ mang đậm sắc thái riêng của đồng bào Chăm Hồi giáo Awal/Bàni.


Lễ cưới của người Chăm Bà la môn

Có phần đơn giản hơn so với đám cưới ngượi Chăm Bani, nhưng cũng bao gồm nhiều bước với những lễ nghi phong phú. Người Chăm Bà la môn không rước rể về nhà gái trước một ngày như ỏ Chăm Bani, họ tiến hành việc này vào sáng ngày tổ chức lễ thành hôn, tức là ngày thứ tư trong tuần.


Lễ Suk Yơng độc đáo của người Chăm Bà-ni

Suk Yơng là lễ được tổ chức 3 năm/lần theo tín ngưỡng của đồng bào Chăm theo đạo Bàni. Khác với Ramưwan, lễ Suk Yơng chỉ diễn ra trong 1 ngày, vào thứ sáu trong tuần và được luân phiên tổ chức tại thánh đường của 7 làng Chăm Bàni trong tỉnh.


Người Chăm

Dân tộc Chăm vốn sinh tụ ở duyên hải miền Trung Việt Nam từ rất lâu đời, đã từng kiến tạo nên một nền văn hoá rực rỡ với ảnh hưởng sâu sắc của văn hoá Ấn Ðộ. Ngay từ những thế kỉ thứ XVII, người Chăm đã từng xây dựng nên vương quốc Chăm pa.


Đồng bào Chăm Bàni ở Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận với lễ hội Sút Yâng

Kinh hội xoay vòng tiếng Chăm gọi là lễ hội “Sút Yâng”. Đây là một lễ lớn và quan trọng của người Chăm Bàni, bởi đó là dịp để đồng bào Chăm Hồi giáo thể hiện lòng tôn kính đối với các bậc tổ tiên, cầu cho xóm làng yên ấm, mưa thuận gió hòa và mùa màng tươi tốt. Ở mỗi địa phương khác nhau thì lễ Sút Yâng lại có sự khác biệt trong ngày tháng và độc đáo riêng trong việc tổ chức.


Lễ trưởng thành cho thiếu nữ Chăm Bà Ni

Trong một vòng đời của người dân tộc Chăm Bà Ni ở Ninh Thuận, có nhiều nghi lễ được tổ chức như: Lễ cầu khai hoa nở nhụy, Lễ đầy tháng, Lễ thôi nôi, Lễ thành đinh, Lễ trưởng thành thiếu nữ, Lễ cưới, Lễ cúng cầu an, Lễ tạ ơn, Lễ lên lão…


Tết Ramưval của đồng bào Chăm theo đạo Hồi giáo ở Ninh Thuận

Từ 4-6/6/2016, tại Ninh Thuận, đồng bào Chăm theo đạo Hồi giáo (Bàni và Islam) sôi nổi đón Tết Ramưval theo nghi thức truyền thống. Đây là lễ Tết quan trọng nhất trong năm để đồng bào tổ chức cúng gia tiên, tưởng nhớ bậc sinh thành, cầu mong mọi điều tốt lành, mùa màng bội thu. Đồng bào Chăm theo đạo Hồi giáo ở Ninh Thuận có hơn 36 nghìn người, hiện đang sinh sống tại địa phương của các huyện như Ninh Phước, Thuận Nam, Ninh Hải và Ninh Sơn.


Lễ hội Katê của người Chăm ở Bình Thuận

Katê là lễ hội dân gian đặc sắc nhất của người Chăm theo  đạo Bà-la-môn ở Bình Thuận với ý nghĩa tưởng nhớ đến các  vị anh hùng dân tộc và cầu mong quốc thái dân an, mưa  thuận gió hòa, mùa màng bội thu, vạn vật sinh sôi, gia đình  bình an. Lễ hội Katê dược tổ chức vào trung tuần tháng 10 hàng năm và diễn ra trong một không gian lớn, bắt đầu từ  các đền, tháp đến làng, dòng họ và gia đình.



Đề xuất