Ngôi nhà số 48 Hàng Ngang và sự ra đời của bản Tuyên Ngôn độc lập

Ngôi nhà số 48 Hàng Ngang và sự ra đời của bản Tuyên Ngôn độc lập
Ngày nay, ngôi nhà 4 tầng ở số 48 Hàng Ngang - Hà Nội đã được bảo tồn, gìn giữ và xếp hạng di tích lịch sử cách mạng. Ảnh: Hoàng Hà
Ngày nay, ngôi nhà 4 tầng ở số 48 Hàng Ngang - Hà Nội đã được bảo tồn, gìn giữ và xếp hạng di tích lịch sử cách mạng. Ảnh: Hoàng Hà

Những năm đầu thế kỷ 20, ông bà Lợi đã trao cho vợ chồng người con lớn là Trịnh Văn Bô quản lý. Là những người yêu nước, lại được giác ngộ cách mạng nên ngôi nhà của vợ chồng ông Trịnh Văn Bô đã trở thành cơ sở cách mạng. Những ngày đầu Cách mạng tháng Tám 1945, ngôi nhà này là nơi làm việc của Hồ Chủ tịch và các đồng chí trong Trung ương Đảng. Tại đây đã diễn ra cuộc họp thành lập Chính phủ lâm thời và đặc biệt trong một căn phòng trên gác nhỏ tầng 2, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết bản Tuyên ngôn Độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Ngôi nhà này còn là nơi Hồ Chủ tịch ở trong những ngày đầu tiên trở về Hà Nội tháng 8/1945, nơi Người ra những quyết định có ý nghĩa lịch sử đối với dân tộc. Năm 1979, ngôi nhà số 48 Hàng Ngang đã được Bộ Văn hóa - Thông tin nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di tích lịch sử văn hóa.
Chiếc bàn lịch sử nơi Chủ tịch Hồ Chí Minhkhởi thảo bản Tuyên ngôn Độc lập. Ảnh: Hoàng Hà
Chiếc bàn lịch sử nơi Chủ tịch Hồ Chí Minhkhởi thảo bản Tuyên ngôn Độc lập. Ảnh: Hoàng Hà
Chiếc máy chữ Chủ tịch Hồ Chí Minh sử dụng trong thời gian Người ở và làm việc tại Hà Nội. Ảnh: Hoàng Hà
Chiếc máy chữ Chủ tịch Hồ Chí Minh sử dụng trong thời gian Người ở và làm việc tại Hà Nội. Ảnh: Hoàng Hà
Chủ tịch Hồ Chí Minh và các đồng chí trong Trung ương Đảng đã làm việc tại căn phòng này từ ngày 25/8 đến 2/9/1945. Ảnh: Hoàng Hà
Chủ tịch Hồ Chí Minh và các đồng chí trong Trung ương Đảng đã làm việc tại căn phòng này từ ngày 25/8 đến 2/9/1945. Ảnh: Hoàng Hà

Có thể bạn quan tâm