Nghiên cứu khả năng dùng nọc độc nhện cứu người nhồi máu cơ tim

Giáo sư Nathan Palpant thuộc Đại học Queensland (Australia). Ảnh: uq.edu.au
Giáo sư Nathan Palpant thuộc Đại học Queensland (Australia). Ảnh: uq.edu.au

Một nhóm các nhà khoa học tại Australia đang nghiên cứu khả năng dùng nọc độc của một loài nhện để cứu sống người bệnh bằng cách ngăn chặn biến chứng của nhồi máu cơ tim.

Nghiên cứu khả năng dùng nọc độc nhện cứu người nhồi máu cơ tim ảnh 1Giáo sư Nathan Palpant thuộc Đại học Queensland (Australia). Ảnh: uq.edu.au

Các nhà khoa học đã bào chế thuốc dùng nọc của loài nhện mạng phễu, một trong những loài độc nhất thế giới. Đến nay thuốc mới được thử nghiệm hoàn toàn trong phòng thí nghiệm, và các nhà khoa học hi vọng có thể sớm chuyển sang giai đoạn thử nghiệm lâm sàng.

Theo Giáo sư Nathan Palpant thuộc Đại học Queensland, nọc độc nhện giúp ngăn cơ thể phát đi “tín hiệu chết" sau một cơn nhồi máu cơ tim, vốn thường khiến tế bào chết đi. Giáo sư cho biết: "Sau một cơn nhồi máu cơ tim, lượng máu chảy về tim giảm, dẫn đến cơ tim bị thiếu oxy. Việc thiếu oxy làm môi trường tế bào trở nên có tính acid, hai yếu tố này sẽ phát “tín hiệu chết” tới tế bào tim. Trong nhiều thập kỷ qua, nhiều nghiên cứu đã được tiến hành nhưng chưa tìm ra được loại thuốc giúp dừng việc phát tín hiệu chết tới tế bào tim, một trong những nguyên nhân khiến bệnh tim tiếp tục là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong trên thế giới”.

Nhóm nghiên cứu trên đã phát hiện protein Hila từ nọc độc nhện có khả năng phong tỏa các kênh ion cảm ứng acid trong tim, từ đó ngăn phát đi tín hiệu chết, giảm tế bào bị chết và nâng cơ hội sống sót của tế bào tim”. Các nhà nghiên cứu hy vọng thuốc có thể giúp không chỉ ngăn chặn tổn thương tim và cứu sống người, mà còn cải thiện chất lượng tim được hiến tặng trong cấy ghép.

Nghiên cứu trước đây cho thấy nọc độc nhện mạng phễu cũng có thể có tác dụng giảm thiểu tổn thương do đột quỵ.

Đại học Queensland cho biết nhóm nghiên cứu đang có kế hoạch thử nghiệm lâm sàng đối với cả bệnh nhân đột quỵ và nhồi máu cơ tim trong 2-3 năm tới.

Nghiên cứu này được đăng trên số mới nhất của tạp chí Circulation.

Thúc Anh

(TTXVN)

Có thể bạn quan tâm