Nghi thức Cúng cơm mới của người La Ha

Cứ vào khoảng tháng 9, tháng 10 dương lịch hàng năm, trước khi gặt lúa, bà con người La Ha (Sơn La) thường làm lễ cúng cơm mới. Nghi thức này luôn được cộng đồng người La Ha ở Sơn La trân trọng lưu giữ.
Nghi thuc Cung com moi cua nguoi La Ha hinh anh 1

Cũng như một số dân tộc khác, người La Ha rất coi trọng lễ cúng cơm mới, một nghi lễ để bày tỏ lòng thành kính, biết ơn của con cháu với ông bà, tổ tiên, thổ công thổ địa đã phù hộ, đã “trông nom” nương rẫy để có một vụ mùa bội thu. Mừng cho một năm được mùa, con cháu cũng cầu mong sang năm ông bà, tổ tiên tiếp tục phù hộ cho được mùa bội thu.

Khi lúa trên nương ngả màu vàng, gia chủ sẽ chọn ngày lành, người mẹ hoặc con dâu trưởng trong nhà sẽ đi cắt lúa mang về làm lễ cơm mới. Thường thì bà con chọn lúa nếp còn xanh để làm cốm. Còn khi lúa chín hơn, bà con cắt về đồ xôi cho hạt thóc nứt rồi đem phơi nắng. Nếu phơi quá nắng đem giã gạo sẽ bị nát, ăn không ngon.

Trước khi lấy lúa trên nương về làm lễ cơm mới, bà con phải làm lễ cúng lúa mới trước. Đồ lễ gồm có một con gà, một con vịt, một con lợn, một chum rượu cần, 2 chai rượu trắng. Ngoài ra còn có xôi và đồ ăn, thức uống phục vụ con cháu đến giúp gia đình thu hoạch lúa. Tất cả đồ cúng được làm chín từ nhà, rồi bà con mang lên nương đặt tại một vị trí nào đó ở góc nương và mời ông mo đến cúng. Ông mo cúng sẽ gọi thổ công thổ địa tại nương trồng lúa lên ăn và cầu mong cho mùa gặt hái bội thu, thóc lúa đầy bồ.

Sau khi cúng lúa mới xong, bà con chuẩn bị lễ cúng cơm mới, bao gồm một con gà, một chum rượu cần, rượu trắng con cá, măng rau, hoa quả và nông sản phụ để thờ cúng và báo cáo, mong ông bà, tổ tiên đến chứng kiến, phù hộ cho con cháu. Trong mâm cúng không thể thiếu “Na mẫu” tức là cốm làm từ lúa nếp non, “ Mạ cong” tức là gạo giã từ thóc xôi chín đem phơi, để cúng tổ tiên. Chuẩn bị xong bà con đặt tất cả lên mâm đặt ngay giữa nhà sàn, ông mo được chủ nhà mời đến làm lễ cúng cơm mới cho gia đình. Bà con quan niệm khi lúa chín đến mùa thu hoạch, chủ nhà phải là người ăn cơm mới trước, nếu không cây lúa sẽ không tốt và sẽ không được mùa.

Ngày nay, do diện tích nương rẫy thu hẹp, bà con La Ha ở Sơn La không còn duy trì lễ cúng lúa mới trên nương, chỉ thực hiện nghi lễ cúng cơm mới. Nghi lễ này không chỉ giới hạn trong gia đình, mà bà con còn mời anh em họ hàng, thông gia, bạn bè đến chung vui, thắt thặt tình đoàn kết, xây dựng bản mường ấm no, hạnh phúc.
Theo baothainguyen.vn
 

Tin liên quan

Dân tộc La Ha

Người La Ha có mặt sớm ở miền Tây Bắc nước ta. Theo những tài liệu chữ Thái cổ thì vào thế kỷ XI, XII khi người Thái Ðen thiên di tới vùng đất này, họ đã gặp tổ tiên của người La Ha hiện nay. Chính vì vậy, khi làm lễ cúng Mường, người Thái vẫn còn tục đặt cỗ "trâu trắng" để tế thần ¡m Poi - một thủ lĩnh nổi tiếng của người La Ha vào đầu thế kỷ XI.


Tái hiện Lễ Pang A của đồng bào dân tộc La Ha

Ngày 27/4, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam ( Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội), đồng bào dân tộc La Ha đến từ bản Nà Tạy, xã Pi Toong, huyện Mường La, tỉnh Sơn La đã tái hiện Lễ Pang A ( Lễ Cầu an) độc đáo của dân tộc mình, nghi lễ đã được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.


Lễ hội dâng hoa măng của người La Ha

Vào dịp đầu xuân năm mới, việc trên nương chưa nhiều, để con cháu, bà con bản dưới mường trên gặp nhau giao lưu văn hóa, văn nghệ, người La Ha tổ chức Lễ hội dâng hoa măng.


Phong tục hôn nhân của người La Ha

Dân tộc La Ha còn có tên gọi khác: Xá Cha, Xá Bung, Xá Khao, Xá Táu Nhạ, Xá Pojoong, Xá Uống, Bủ Hà, Pụa. Dân số 1400 người, gồm 2 nhóm thứ cấp riêng biệt: người La Ha cạn và người La Ha nước. Người La Ha cư trú ở các tỉnh: Sơn La, Lai Châu, Lào Cai và Yên Bái. Người La Ha có nhiều phong tục tập quán, đáng kể phải kể đến tục ở rể trong hôn nhân.


Người La Ha

Người La Ha có mặt sớm ở miền Tây Bắc nước ta. Theo những tài liệu chữ Thái cổ thì vào thế kỷ XI, XII khi người Thái Ðen thiên di tới vùng đất này, họ đã gặp tổ tiên của người La Ha hiện nay.



Đề xuất