Nghi lễ vòng đời của người Chăm ở Ninh Thuận

Người Chăm có đời sống văn hóa phong phú và đa dạng, trong đó có nghi lễ vòng đời gắn liền với chu kỳ ra đời, trưởng thành và qua đời của một con người.

Nghi le vong doi cua nguoi Cham o Ninh Thuan hinh anh 1Khi đứa trẻ đến tuổi vị thành niên, người Chăm tổ chức lễ trưởng thành. Ảnh: Công Thử

Khi một đứa trẻ ra đời, người Chăm sẽ chặt cây xương rồng để trên cổng nhà hay để 2 cái nồi đất úp xuống hai bên cổng có quẹt vôi trắng với ý nghĩa trừ đuổi ma quỷ đến quậy phá thai phụ và trẻ sơ sinh. Để trình báo với tổ tiên, người Chăm thực hiện nghi lễ Éw praok (cúng tổ tiên) cầu mong cho đứa trẻ được khỏe mạnh, mau lớn. Khi đứa trẻ đến tuổi vị thành niên, người Chăm tiếp tục tổ chức lễ trưởng thành và đến tuổi kết hôn, họ sẽ làm nghi lễ Likhah caga tác thành cho đôi vợ chồng trẻ được chung sống với nhau. Người Chăm theo chế độ mẫu hệ, con gái có quyền đi hỏi cưới chồng và sau hôn nhân con trai sẽ sang nhà gái sinh sống.

Nghi le vong doi cua nguoi Cham o Ninh Thuan hinh anh 2Các chức sắc Bà-la-môn chuẩn bị thực hiện nghi lễ nhập Kut (nghi lễ đánh dấu chu kỳ cuối cùng trong nghi lễ vòng đời). Ảnh: Công Thử
Nghi le vong doi cua nguoi Cham o Ninh Thuan hinh anh 3Đến tuổi kết hôn, người Chăm thực hiện nghi lễ Likhah caga tác thành cho đôi vợ chồng trẻ được chung sống với nhau. Ảnh: Công Thử

Quy luật tự nhiên của đời người có sinh, lão, bệnh, tử. Vì vậy, khi một người qua đời, người Chăm theo đạo Bà-la-môn sẽ làm lễ hỏa táng (Ndam cuh) ở bìa rừng, sau đó thu thập xương cốt và làm lễ nhập Kut (nghi lễ đánh dấu chu kỳ cuối cùng trong nghi lễ vòng đời). Với người Chăm theo đạo Bàni, gia đình và dòng họ sẽ tổ chức an táng và cúng kính 3 ngày. Nghi lễ vòng đời là phong tục tập quán tốt đẹp của người Chăm, thể hiện đạo lý nhân văn sâu sắc “lá rụng về cội”, được hình thành và gìn giữ qua nhiều thế hệ cho đến ngày nay.

Công Thử

Tin liên quan

Lễ dựng cột nhà của người Chăm

Người Chăm sinh sống ở vùng Nam Bộ theo đạo Hồi Islam. Trải qua nhiều biến động, đến nay, đồng bào Chăm vẫn giữ được những nét văn hóa đặc sắc của mình.


Lễ ăn mừng nhà mới của đồng bào Chăm

Đối với cộng động dân tộc Chăm Is Lam tỉnh An Giang, khi cất ngôi nhà mới thì việc dựng cột rất quan trọng. Khi dựng cột nhà, gia chủ chọn ngày mà gia chủ cảm thấy thuận lợi nhất chứ không chọn ngày lành tháng tốt như người Kinh hoặc một số dân tộc khác. Đến ngày dựng cột nhà, khoảng 6 hoặc 7 giờ sáng gia chủ mời một số thanh nhiên to khỏe và ông I mầm - đại diện ban giáo cả đến nơi cất nhà.


Đặc sắc lễ hội cầu mưa của dân tộc Chăm H’roi

Lễ cầu mưa của đồng bào Chăm H’roi tỉnh Bình Định là một nghi thức mang ý nghĩa tạ ơn trời đất đã ban cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi, đời sống đồng bào no đủ, mọi người được bình an khỏe mạnh.


Lễ Cưới Chăm Bà Ni

Đồng bào Chăm có truyền thống văn hóa lâu đời, mang đậm bản sắc dân tộc, thể hiện qua tiếng nói, chữ viết, kiến trúc, điêu khắc, văn hóa dân gian… Trong đó, nét đặc trưng độc đáo thể hiện qua các hình thức lễ, đặc biệt là lễ cưới một trong những lễ mang đậm sắc thái riêng của đồng bào Chăm Hồi giáo Awal/Bàni.


Lễ cưới của người Chăm Bà la môn

Có phần đơn giản hơn so với đám cưới ngượi Chăm Bani, nhưng cũng bao gồm nhiều bước với những lễ nghi phong phú. Người Chăm Bà la môn không rước rể về nhà gái trước một ngày như ỏ Chăm Bani, họ tiến hành việc này vào sáng ngày tổ chức lễ thành hôn, tức là ngày thứ tư trong tuần.


Lễ Suk Yơng độc đáo của người Chăm Bà-ni

Suk Yơng là lễ được tổ chức 3 năm/lần theo tín ngưỡng của đồng bào Chăm theo đạo Bàni. Khác với Ramưwan, lễ Suk Yơng chỉ diễn ra trong 1 ngày, vào thứ sáu trong tuần và được luân phiên tổ chức tại thánh đường của 7 làng Chăm Bàni trong tỉnh.



Đề xuất