Nghề làm miến đặc sản Cao Bằng: Tiềm năng vẫn còn bỏ ngỏ

Từ lâu, miến dong Cao Bằng đã nổi tiếng bởi chất lượng tốt, có độ dai, ngon bậc nhất cả nước, có tác dụng tốt đối với hệ tiêu hóa, tim mạch… Chính vì thế, số lượng miến dong Cao Bằng sản xuất ra chưa bao giờ đủ cung cấp cho thị trường. Với giá trị sản xuất trên 150 triệu đồng/ha đất nương rẫy, dong riềng là một trong những loại cây mang lại giá trị kinh tế cao nhất cho người nông dân ở tỉnh Cao Bằng. Tiếc rằng, giá trị của loại cây này vẫn chưa được khai thác hiệu quả như tiềm năng của nó.

Nghe lam mien dac san Cao Bang: Tiem nang van con bo ngo hinh anh 1Từ lâu nghề làm miến dong ở xóm Phia Đén, xã Thành Công, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng đã nổi tiếng gần xa bởi sợi miến dai, thơm ngon không nơi đâu sánh bằng. Được làm thủ công từ chất ngọt của củ dong đặc trưng cùng nguồn nước của suối nguồn mát lạnh, với kỹ thuật chế biến cổ truyền, không có chất bảo quản, chất làm trắng, đồng thời được phơi ở môi trường ko cát bụi ô nhiễm nên miến dong Phia Đén đã tạo thương hiệu riêng và được nhiều vùng miền trong cả nước biết đến. Trong ảnh: Sợi miến dong Phia Đén có màu hơi đen hoặc trắng ngà. Ảnh: Chu Hiệu-TTXVN

Những ngày cuối tháng 11, khi đi qua khu vực chợ Án Lại, xã Nguyễn Huệ, huyện Hòa An, du khách sẽ chứng kiến cảnh bà con nông dân tấp nập thu hoạch, xuất bán củ dong riềng. Anh Long Văn Cương ở xóm Nhòm Nhèm, xã Quốc Toản, huyện Quảng Hòa đang cùng với người nhà đang khẩn trương thu hoạch củ dong. Anh Cương cho biết, ở khu vực này, hầu như nhà nào cũng trồng cây dong riềng. Nhà anh đã trồng cây dong riềng từ xưa nhưng sau đó không trồng nữa vì giá dong xuống thấp. Khoảng 5 năm trở lại đây anh mới trồng lại cây này. Ở đây, cây dong riềng rất dễ trồng, có thể trồng được trên những nương rẫy cao trên lưng núi. Cây cho năng suất cao tới hơn 50 tấn củ. Tính ra giá bán 13.000 đồng/kg bột dong thì giá trị cây trồng đạt tới hơn 150 triệu đồng/ha, cao gấp 3-4 lần so với cây ngô mà chăm sóc, đầu tư lại ít hơn. Hai năm trước, giá bột dong bán được 18.000 đồng/kg thì trồng dong riềng còn có giá trị cao hơn nữa.

Theo số liệu từ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Cao Bằng, năm 2022, cả tỉnh có 475 ha cây dong riềng, tổng sản lượng trên 25.000 tấn, năng suất bình quân đạt 53,6 tấn/ha. Cả tỉnh có gần 300 hộ sản xuất miến, tập trung nhiều ở xã Nguyễn Huệ, huyện Hòa An với hơn 100 hộ ở các xóm Canh Biện A, Canh Biện B, Án Lại; khu vực xóm Phia Đén, xã Thành Công; khu vực thị trấn Tĩnh Túc, huyện Nguyên Bình. Ngoài ra, ở khu vực Thành phố Cao Bằng và một số nơi cũng có một số lượng nhỏ hộ dân làm nghề sản xuất miến dong.

Ông Phạm Đức Minh, Giám đốc Trung tâm Khuyến công và xúc tiến thương mại, Sở Công Thương tỉnh Cao Bằng cho biết, sản phẩm miến dong của Cao Bằng đang có chỗ đứng rất tốt trên thị trường miến dong cả nước. Miến Cao Bằng có chất lượng nổi trội so với các sản phầm cùng loại của tỉnh khác nên có uy tín, chất lượng và giá bán cũng cao hơn các sản phẩm cùng loại của tỉnh khác. Có thể nói, mặt hàng miến dong của tỉnh Cao Bằng còn rất nhiều tiềm năng để phát triển. Tuy vậy sản xuất miến dong của Cao Bằng hiện nay vẫn ở quy mô nhỏ lẻ, chủ yếu là các hộ dân tự sản xuất, còn ít sự liên kết và đặc biệt là chưa có sự dẫn dắt của các nhà doanh nghiệp.

Hiện nay, tỉnh đã đưa miến dong vào danh sách những sản phẩm ưu tiên hỗ trợ phát triển, đồng thời giao cho Trung tâm Khuyến công và xúc tiến thương mại nghiên cứu, xét duyệt, hỗ trợ người dân và doanh nghiệp sản xuất, tiêu thụ, xây dựng thương hiệu cho miến dong Cao Bằng. Nhờ đó, nhiều người dân, hợp tác xã và doanh nghiệp đã được hỗ trợ máy móc, công nghệ sản xuất miến, hướng dẫn xây dựng nhãn hiệu hàng hóa… Tuy vậy, sự hỗ trợ này vẫn còn rất ít bởi các hộ sản xuất nhỏ lẻ không đáp ứng được các tiêu chí để hỗ trợ. Hiện nay chỉ có một số doanh nghiệp nhỏ và hợp tác xã đầu tư sản xuất miến dong như HTX Tân Việt Á, Công ty Phan Hoàng, Doanh nghiệp tư nhân Hoa Ly Ly, HTX Phia Đén... Tỉnh đang khuyến khích thương nhân, doanh nghiệp đầu mối thu gom, tiêu thụ sản phẩm cho người dân.

Nghe lam mien dac san Cao Bang: Tiem nang van con bo ngo hinh anh 2Miến Phia Đén thành phẩm được đóng gói và mang đi tiêu thụ. Ảnh: Chu Hiệu-TTXVN

Ông Trần Đức Hiếu, Giám đốc HTX Nông sản Tân Việt Á cho rằng, tiềm năng sản xuất, tiêu thụ miến dong của Cao Bằng còn rất lớn. Tuy nhiên năng lực sản xuất còn rất hạn chế. Với tình trạng sản xuất và tiêu thụ kiểu truyền thống như hiện nay thì ngành miến của tỉnh sẽ rất khó phát triển. Nếu muốn có thương hiệu, chúng ta phải đưa được sản phẩm vào siêu thị và các chuỗi tiêu thụ chất lượng cao. Điều này cực khó đối với bà con bởi các hệ thống tiêu thụ này ngoài việc đòi hỏi chất lượng tốt, mẫu mã đẹp, sản lượng lớn mà siêu thị họ đòi triết khấu tới 35% giá trị sản phẩm. Nếu chỉ sản xuất thủ công theo kiểu “lấy công làm lãi” như hiện nay thì chúng ta sẽ không thể làm ăn lớn được.

Mặt khác, nếu không xây dựng được thương hiệu, bà con sẽ đứng trước nguy cơ phá sản bởi hiện nay rất nhiều thương lái ở tỉnh khác dùng hàng kém chất lượng, đóng gói bao bì nhãn mác ghi tên miến Cao Bằng để lừa khách. Khi khách hàng bị lừa, họ sẽ tẩy chay sản phẩm miến Cao Bằng và như thế cả một hệ thống người làm miến và người trồng dong riềng sẽ bị đối mặt nguy cơ phá sản, mất nghiệp.

Tại Cao Bằng, khí hậu, thổ những rất phù hợp cho cây dong riềng phát triển. Chất lượng củ dong của Cao Bằng cũng được đánh giá cao hơn ở những nơi khác. Do đó, không chỉ người làm miến Cao Bằng tiêu thụ mà rất nhiều thương lái từ các tỉnh khác cũng đến Cao Bằng thu mua dong. Điều đó cho thấy tiềm năng của loại cây trồng này còn rất lớn. Để đưa nghề trồng dong, làm miến phát triển tương xứng với tiềm năng của nó, bên cạnh tuyên truyền, vận động, hỗ trợ nông dân trồng dong, tỉnh Cao Bằng cần chú trọng hơn nữa đến hỗ trợ người dân nâng cao năng lực sản xuất, quản lý chất lượng sản phẩm, xây dựng thương hiệu và xúc tiến thương mại, đưa sản phẩm miến dong Cao Bằng vươn cao, vươn xa hơn nữa.

Quốc Đạt

Tin liên quan

Sắc thái riêng miến dong Hương Ngọc

Không dùng hóa chất tẩy trắng, không pha phẩm màu, không chất bảo quản, sản phẩm miến dong Hương Ngọc sản xuất hoàn toàn bằng phương pháp thủ công truyền thống tại xã Ngọc Liên, huyện Ngọc Lặc nổi tiếng gần xa bởi sợi miến dẻo, dai, thơm ngon không nơi nào sánh bằng.


Miến dong Việt Cường

Đối với người dân Việt Nam, miến dong là món ăn quen thuộc, thường xuất hiện trong các mâm cỗ, bữa ăn hàng ngày. Trên thị trường hiện có nhiều loại miến khác nhau, trong đó miến dong Việt Cường ngày càng được nhiều người ưa chuộng.


Lai Châu: Xây dựng thương hiệu sản phẩm miến dong Bình Lư

Những năm qua, nghề làm miến dong ở xã Bình Lư, huyện Tam Đường (Lai Châu) đã tạo việc làm và thu nhập ổn định, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo, từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân. Huyện Tam Đường đang khuyến khích người dân áp dụng các biện pháp kỹ thuật mới nhằm nâng cao chất lượng, hướng tới xây dựng thương hiệu cho sản phẩm miến dong Bình Lư đến tay người tiêu dùng trên cả nước.


Làng nghề Miến dong Côn Minh – Hương rừng Bắc Kạn

Miến dong Nà Rì có hương vị đặc biệt là nhờ sử dụng nguyên liệu sạch, thuần khiết và được chế biến theo quy trình đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Để làm ra loại miến thơm ngon này, người thợ phải chọn những củ dong riềng to, đều và ngon.


Miến dong Minh Hồng

Với hiệu quả đem lại gấp 15 lần so với nghề trồng lúa và trồng dâu nuôi tằm, hiện nghề sản xuất miến dong đem lại nguồn thu nhập kinh tế chính cho các hộ dân ở làng nghề Minh Hồng (xã Minh Quang, huyện Ba Vì, Hà Nội) với mức trung bình dao động từ 150-200 triệu/hộ/năm. Năm 2015, sản phẩm miến dong của vùng đất này đã khẳng định được vị thế trên thị trường tiêu thụ khi được Cục sở hữu Trí Tuệ (Bộ Khoa học Công nghệ) công nhận là nhãn hiệu tập thể “Miến dong Minh Hồng”.


Miến dong Nguyễn Huệ (Cao Bằng)

Cùng với miến dong Nguyên Bình, miến dong Nguyễn Huệ (Hòa An) từ lâu đã là sự lựa chọn hàng đầu của khách hàng trong tỉnh Cao Bằng.



Đề xuất